Úc thiếu trầm trọng nhân viên chăm sóc người cao niên sau COVID

Một số viện dưỡng lão và dịch vụ chăm sóc các bác cao niên tại nhà ngừng tiếp nhận khách hàng mới.

Một số viện dưỡng lão và dịch vụ chăm sóc các bác cao niên tại nhà ngừng tiếp nhận khách hàng mới. Source: Getty Images/Prasit

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao niên đang cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân lực sắp diễn ra, nhiều người cao tuổi sẽ không được tiếp cận các dịch vụ cần thiết vì tình trạng thiếu nhân viên. Việc này thúc đẩy một chương trình di dân có tay nghề trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi vào thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu.


Đến năm 2030, số người Úc trên 65 tuổi được dự đoán sẽ tăng gần 140%, nghĩa là 5,5 triệu người.

Con số này có thể sẽ tăng lên và chiếm khoảng ¼ dân số vào giữa thế kỷ này.

Do đó, cần có một sự gia tăng để đáp ứng nhu cầu chăm sóc người cao tuổi.

Nhưng theo nhà cung cấp Sean Rooney, giám đốc điều hành của Dịch vụ chăm sóc người cao niên Leading Age Services Australia, ngành kỹ nghệ này đã rơi vào khủng hoảng.

"Nhiều người kỳ cựu trong ngành nói rằng họ chưa bao giờ thấy mọi thứ tồi tệ như vậy".
Trên thực tế, những báo cáo mà chúng tôi đang ghi nhận đều nói họ không thể tìm nhân viên cho các ca làm việc hàng ngày nên một số viện dưỡng lão không thể tiếp nhận cư dân mới.
Giám đốc điều hành Paul Sadler của Aged and Community Services Australia cho biết tình trạng này cũng có tác động tương tự lên dịch vụ chăm sóc tại nhà.

"Chúng tôi nhận được phản hồi từ các thành viên trên khắp nước Úc rằng họ không thể tiếp nhận khách hàng mới cho các gói dịch vụ chăm sóc tại nhà hoặc cung cấp dịch vụ tại nhà khi khách hàng cần."

Đại dịch đã không giúp giải quyết vấn đề về thiếu nhân sự, biên giới đóng cửa và sự cạnh tranh gia tăng do thiếu hụt nhân viên cho các các phòng khám COVID.

Và còn rất nhiều thách thức trong tương lai.

Một phúc trình của Ủy ban Phát triển Kinh tế Úc năm nay cho thấy cần ít nhất 110.000 nhân viên bổ sung trong ngành chăm sóc người cao tuổi trong thập kỷ tới và con số này có thể tăng lên hơn 400.000 vào năm 2050.

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động, ngành kỹ nghệ này đang kêu gọi:

- Tăng lương nhân viên lên cao hơn.
- Dành ưu đãi cho sinh viên điều dưỡng làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người già.
- Lên một kế hoạch cho người lao động nhập cư, để có thêm nhiều nhân viên cho các vị trí tuyển dụng khi không có sẵn lực lượng lao động tại chỗ.
- Đưa thêm ngành nghề này vào chương trình huấn nghiệp cho các trường trung học.
- Nâng cao kỹ năng cho các y tá có chuyên môn.

Paul Sadler cũng đang kêu gọi chính phủ công nhận các kỹ năng mà các y tá nhập cư đã đạt được trong việc chăm sóc người già.

"Các y tá chuyên môn nằm trong danh sách nghề nghiệp có tay nghề cao nhưng nhân viên chăm sóc người cao tuổi, nhân viên chăm sóc cá nhân nói chung không phải là ưu tiên cho chương trình nhập cư. Chúng tôi đang nói về sự thiếu hụt hiện tại, chúng tôi cần họ ưu tiên nhanh chóng trong thời gian tới."

Sean Rooney nói rằng việc có một lực lượng lao động đa văn hóa hơn là điều hợp lý.

"Là một quốc gia nhập cư, những người Úc có nguồn gốc văn hoá đa dạng đều đang già đi".
Điều quan trọng là chúng ai phải có những nhân viên có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp về văn hóa, có khă năng nói được ngôn ngữ liên quan.
Vì vậy, nên có một chương trình di cư có kỹ năng dành riêng cho chăm sóc người già, đây là điều mà chúng tôi đang kêu gọi. Bởi vì chúng ta không chỉ cần nó ngay bây giờ mà còn cả trong tương lai."

Bộ trưởng Dịch vụ Chăm sóc Người cao niên Richard Colbeck tin tưởng rằng khi tỷ lệ tiêm chủng tiếp tục tăng và biên giới mở cửa trở lại, áp lực cần nhân sự sẽ giảm bớt.

Ông cho biết chính phủ đã thực hiện các bước để thúc đẩy lực lượng lao động bằng cách nới lỏng các hạn chế thị thực tạm thời cho sinh viên quốc tế, để cho phép họ làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần trong lĩnh vực những người chăm sóc người già, cũng như hỗ trợ những người lao động đến Lãnh thổ phía Bắc và Queensland theo diện Chương trình Lao động Thái Bình Dương Pacific Labour Scheme.

Share