Người Úc giúp chế tạo vắc xin AstraZeneca kêu gọi các bậc cao niên chủng ngừa

Coronavirus, COVID-19, NACA Feature,

Professor Matthew Snape Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Công ty sản xuất vắc xin AstraZeneca kêu gọi các bậc cao niên Úc không nên chờ đợi loại Pfizer hay Moderna, khi biến chủng Delta lây lan khắp nước. SBS News đã gặp 2 người Úc giữ vai trò quan trọng, trong việc chế tạo vắc xin AstraZeneca. Họ giải thích về những gì sắp tới cho công ty và vì sao các thông tin sai lạc về vắc xin nầy vẫn còn lan tràn.


Sự nghiệp của ông Matthew Snape dành cho việc chế tạo các loại thuốc chủng cứu mạng con người.

Việc tiêm chủng vắc xin chống COVID-19 rõ ràng là một dự án đặc biệt.

Giáo sư người Úc là một nhà điều tra về các nghiên cứu lâm sàng, theo đó cho thấy vắc xin từ đại học Oxford còn gọi là AstraZeneca đã hữu hiệu.

Thế nhưng ông hiểu rõ một số người vẫn chưa được thuyết phục.

Một phúc trình mới đây cho thấy có hơn 1 phần 4 người Úc chưa chủng ngừa trên 70 tuổi, hiện chờ đợi một loại vắc xin khác với loại họ được yêu cầu, trong nhiều trường hợp đó là AstraZeneca.

“Loại vắc xin tốt nhất là loại quí vị có sẵn, đó là loại luôn luôn được cung cấp vào lúc nầy và chắc chắn quí vị không cần phải chờ đợi một loại vắc xin nào khác”, Matthew Snape.

Trong khi đó, việc khuyến khích người Anh tiêm chủng với vắc xin AstraZeneca khá dễ dàng, mức độ lây nhiễm và tử vong do COVID-19 vẫn cao khi chiến dịch chủng ngừa bắt đầu.

Giáo sư Snape cho biết, ông hài lòng khi thấy nước Úc nhanh chóng bắt kịp, sau khi khởi đầu gặp nhiều khó khăn do niềm tin của công chúng vào vắc xin AstraZeneca đã bị lung lay do các thông tin của một số chính trị gia và các giới chức y tế.

“Các thông tin lẫn lộn rõ ràng gây nhiều bối rối. Mọi người cần một thông điệp rõ ràng và nhất quán, tôi có thể thấy được một trong các hậu quả tại Úc là các tiểu bang hiện nói một đàng, chính phủ liên bang nói một nẻo".

"Chuyện nầy dẫn đến nhiều quan ngại, tôi nghĩ các lý do cho sự thành công của chương trình chủng ngừa tại Anh quốc là luôn luôn có các thông điệp nhất quán trên khắp nước”, Matthew Snape.

Còn bà Merryn Voysey là người đứng đầu về ngành thống kê. Công việc của bà là thu thập và xác minh các dữ kiện về tính chất an toàn và hữu hiệu.

Toán nghiên cứu biết rằng, có một số người chống lại việc tiêm chủng và biết không bao giờ có thể thắng được, thế nhưng họ vẫn tiếp tục thách thức với các thông tin sai lạc, bao gồm cáo buộc cho rằng vắc xin được chế tạo một cách vội vã.

“Khi bạn bè hỏi tôi về tiến trình sản xuất, làm sao chúng tôi có thể thực hiện một cách quá nhanh chóng hay do sự vội vã, tôi có thể nói rằng không có như vậy".

'Tôi là một người chế tạo nó và nếu có bất cứ trở ngại nào thì tôi đã biết chuyện đó. Không thể nào chuyện nầy có thể qua mặt được tôi”, Merryn Voysey.

Theo giáo sư Snape, các chuyện cấm kỵ vẫn cứ dai dẳng với vắc xin và khả năng sinh sản đã dễ dàng chứng tỏ, là vắc xin chẳng ảnh hưởng đến chuyện mang thai hay có con.

"Chúng tôi có hàng trăm phụ nữ mang thai sau khi chủng ngừa với vắc xin Oxford AstraZeneca và ngay cả khi họ được biết là họ không nên có thai trong cuộc nghiên cứu, thế nhưng với tình trạng phong tỏa và mọi thứ khác dẫn đến chuyện mang bầu, vì vậy chẳng có ảnh hưởng nào về vấn đề có con cả”, Matthew Snape.

Được biết nhóm nghiên cứu vắc xin AstraZeneca vẫn chưa kết thúc, với các cuộc nghiên cứu vẫn tiếp tục về khả năng lâu dài của vắc xin, cũng như việc pha trộn và phối hợp với các loại vắc xin khác.

Giáo sư Snape cho biết các kết quả sơ khởi cho thấy có nhiều triển vọng.

“Nếu quí vị lập lại việc tiêm chủng vắc xin AstraZeneca ở mũi chích thứ hai, quí vị sẽ nhận được phản ứng rất tốt nếu chích mũi tăng cường thứ ba".

'Nó thực sự giúp cho quí vị một phản ứng kháng thể tốt hơn và tế bào T-cell”, Matthew Snape.
“Quả là tuyệt vời khi được tham gia trong công việc được xem là quan trọng, đó là những gì mà chúng tôi đều nghĩ là có phải nó đã tạo ra sự khác biệt hay không và tôi nghĩ chúng tôi chắc chắn nói rằng, chúng tôi đã thực hiện chuyện đó”, Matthew Snape.
Còn bà Alice Webb ngụ tại miền tây Sydney, là một trong các thành viên mới nhất trong toán nghiên cứu của đại học Oxford.

Bà chỉ đến Anh quốc một năm trước đây và được thuê mướn làm phụ tá nghiên cứu, với công việc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

“Thật rất căng thẳng khi bắt đầu một công việc, như một sự rửa tội bằng lửa vậy, quí vị phải hoà nhập vào tiến trình từ căn bản. Thực sự rất vui, khi được tham gia vào một phần công việc".

'Khi tôi đến đây, mọi chuyện chẳng thấy có gì quan trọng, mà tôi trước đó luôn nghĩ là mình sẽ tham gia vào, vì vậy thỉnh thoảng tôi ngồi suy tưởng, ‘ồ quả là một điều hoàn toàn khác hẵn”, Alice Webb.

Sau một năm hoạt động miệt mài không ngừng nghỉ, toán Oxford có cơ hội cảm ơn những gì họ đã đạt được, bà Merryn Voysey giải thích.

“Khi bố mẹ tôi gởi một tấm ảnh cho thấy cả hai đã tiêm chủng với vắc xin AstraZeneca tại Úc, tôi cảm thấy hết sức kỳ diệu là trong vòng một năm bắt đầu làm việc tại đây, họ đã có thể chích vắc xin đó ngay tại Úc, qua công việc chúng tôi làm tại đây, quả là một khoảnh khắc tuyệt vời”, Merryn Voysey.

Còn ông Matthew Snape cho biết ông hãnh diện về đồng nghiệp của mình.

“Quả là tuyệt vời khi được tham gia trong công việc được xem là quan trọng, đó là những gì mà chúng tôi đều nghĩ là có phải nó đã tạo ra sự khác biệt hay không và tôi nghĩ chúng tôi chắc chắn nói rằng, chúng tôi đã thực hiện chuyện đó”, Matthew Snape.

Đó là sự đóng góp của người Úc vào một dự án của Anh quốc, vốn cứu mạng con người trên khắp thế giới.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share