'Quyết định của Tòa án nhưng chính phủ Thái Lan vẫn có thẩm quyền đối với yêu cầu dẫn độ'

MSFJ team taken at the 2019 SEAFORB Conference held in Thailand (BPSOS).png

MSFJ team taken at the 2019 SEAFORB Conference held in Thailand: Y Aron Eban, Y Pher Hdrue, Y Quynh Bdap, Nay Y Ni, Rahlan Sam, Rmah Beo with Sam Brownback, the U.S. Ambassador at Large for International Religious Freedom.

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đó là lời 'nhắn gửi' của Tòa án Thái Lan trước khi khép lại phiên điều trần cuối cùng trong loạt các phiên nghe trình bày về việc liệu có dẫn độ Y Quỳnh Bdap về Việt Nam theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam hay không.


Y Quỳnh Bdap là người Thượng Êđê, 32 tuổi. Anh có nhiều năm hoạt động đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo trong các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam với nhiều lần bị bắt với cáo buộc bị đánh đập dã man khi bị giam giữ năm 2010. Y Quỳnh Bdap đã tham gia vào việc chuẩn bị các báo cáo cho Liên hợp quốc về tình hình đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.

Năm 2018, sau khi giúp nhóm người Thượng mất đất hoặc phải nhận mức bồi thường rẻ mạt, nộp đơn kiện và được bồi thường thỏa đáng, anh lo sợ cho an nguy của mình, chạy trốn qua Thái Lan tị nạn, và được UNHCR cấp tư cách tị nạn.

Cùng với Y Phic Hdok, Y Pher Hdrue và các nhà hoạt động nhân quyền người Thượng tận tụy khác, Y Quỳnh Bdap đồng sáng lập Tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ) năm 2019 để đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử với các nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Tháng Một 2024, Y Quỳnh Bdap bị chính phủ Việt Nam buộc tội khủng bố, bị cáo buộc có liên quan đến vụ tấn công ngày 11 tháng Sáu năm 2023 vào các tòa nhà chính phủ ở tỉnh Đắc Lắc. Phía chính phủ Việt Nam đến nay chưa công khai bất kỳ bằng chứng nào chống lại anh hay để chứng minh cho tuyên bố của họ. Y Quỳnh Bdap bị kết án vắng mặt 10 năm tù.

Y Quỳnh Bdap đang ở Thái Lan vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, và tuyên bố rằng anh không liên quan đến cuộc nổi dậy theo bất kỳ cách nào.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng của tổ chức BPSPOS, nơi có mối quan hệ làm việc lâu dài với các quan chức Thái Lan về vấn để người tị nạn, theo dõi phiên tòa trong nhiều ngày và nói rằng các nguồn tin tiết lộ cho biết, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong cuộc điện thoại chúc mừng tân Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã đề cập đến vấn đề người Thượng và phiên tòa điều trần.

Mời nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn trong audio.

SBS đã liên lạc Đại sứ Quán Việt Nam để mời bình luận về vấn đề này nhưng chưa có hồi đáp.
Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay 

Share