UNHRC cáo buộc cách ứng xử của chính phủ Việt Nam trong vụ nổi dậy của người Thượng ở Đắc Lắc

SWITZERLAND-UN-RIGHTS

UN High Commissioner for Human Rights Volker Turk gives a speech at the opening of the 55th session of the Human Rights Council in Geneva on February 26, 2024. Source: AFP / GABRIEL MONNET/AFP via Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cao uỷ Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHRC) gởi Thư Cáo Buộc Chung (JAL) yêu cầu Chính phủ Việt Nam trong thời hạn nhất định phải giải trình 10 điểm cáo buộc về hành xử của chính phủ Việt Nam với người Thượng trong cuộc nổi dậy của người Thượng tại Đắc Lắc năm 2023. Thời hạn giải trình đã qua và thư được công khai.


Cuộc nổi dậy của người Thượng ở Đắc Lắc vào tháng Sáu 2023 dẫn đến 9 người chết và hơn 100 người bị bắt đưa ra xét xử tại một phiên tòa di động là mối quan tâm đặc biệt của các tổ chức nhân quyền quốc tế.


Ngày 11 tháng 6 năm 2023, hai trụ sở công an tại Đắc Lắc, Tây Nguyên bị tấn công, dẫn đến cái chết của 9 người, bao gồm 4 cảnh sát và 5 dân thường, cùng nhiều người bị thương.

Chính phủ Việt Nam đã tổ chức một chiến dịch an ninh quy mô lớn bắt giữ nhiều nghi phạm. Các cư dân địa phương cũng được kêu gọi hỗ trợ cơ quan chức năng, dẫn đến tình trạng một số người bị bắt và đánh đập.

Đã diễn ra một phiên tòa hình sự lưu động công khai tại tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên, Việt Nam vào ngày 20 tháng 1 năm 2024, kết án và tuyên phạt 100 cá nhân về tội khủng bố.

Sự việc thu hút sự chú ý của các tổ chức nhân quyền quốc tế và Thư Khiếu Nại Chung ( Joint Allegation Letter) JAL VNM 4.2024 được gửi bởi Các Thủ Tục Đặc Biệt của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tới Chính phủ Việt Nam yêu cầu giải trình.

JAL VNM 4.2024 đề cập đến thông tin nhận được từ các Báo Cáo Viên Đặc Biệt liên quan đến người Thượng Montagnards ở Đắc Lắc và phản ứng quốc tế về cách ứng xử của chính quyền Việt Nam đối với cuộc nổi dậy của người Thượng (Montagnard) vào ngày 11 tháng 6 năm 2023 nói riêng và đối với sinh hoạt tôn giáo của người Thượng Tây Nguyên nói chung.
Trong toàn bộ sự việc, JAL nêu lên những lo ngại:

- Bắt giữ và giam giữ tùy tiện: Một số vụ bắt giữ sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 6 năm 2023 có thể không có căn cứ hợp lý và do đó là tùy tiện, vi phạm các quyền của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (UDHR) và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Phản ứng an ninh nặng nề sau cuộc tấn công có thể đã dẫn đến việc bắt giữ người vô tội, đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số.

- Bất kỳ ai bị bắt phải được thông báo lý do bắt giữ và cáo buộc ngay lập tức. Luật pháp Việt Nam cho phép thời gian giam giữ điều tra kéo dài trong các vụ án an ninh. Các bị cáo cũng phải được đưa ra trước thẩm phán kịp thời và có quyền yêu cầu bảo lãnh.

- Tội phạm khủng bố: Chúng tôi (JAL) lo ngại về phạm vi và cách giải thích các tội danh liên quan đến khủng bố trong luật Việt Nam. Điều 113 của Bộ luật Hình sự đề cập đến các hành vi bạo lực "nhằm chống lại chính quyền nhân dân", trong khi Điều 299 liên quan đến việc "gây sợ hãi cho công chúng". Các thuật ngữ này có thể không rõ ràng và dễ bị áp dụng một cách tùy tiện.

- Hạn chế quyền tự do ngôn luận và truyền thông: Việc sử dụng các quy định hành chính và chỉ đạo chính thức để cấm và xử phạt các bài đăng trên mạng xã hội liên quan đến cuộc tấn công ngày 11 tháng 6 năm 2023 có thể vi phạm quyền tự do ngôn luận và truyền thông theo luật quốc tế. Các điều khoản trong quy định cho phép sự quyết định rộng rãi về nội dung nào là thông tin "giả mạo hoặc sai lệch", dễ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện.

- Danh sách tổ chức khủng bố: Chúng tôi (JAL) lo ngại rằng việc liệt kê MSFJ là tổ chức khủng bố có thể không phù hợp với luật nhân quyền quốc tế. Danh sách phải dựa trên căn cứ hợp lý và bằng chứng đáng tin cậy về việc tổ chức đó thực hiện hoặc tham gia vào các hành vi khủng bố. Quy định về tổ chức khủng bố phải rõ ràng và không được sử dụng để nhắm vào các hoạt động chính trị hợp pháp.

- Truy tìm người Việt sống lưu vong: Chúng tôi (JAL) lo ngại về việc chính phủ Việt Nam có thể đang tham gia vào việc kiểm soát xuyên quốc gia bằng cách tìm kiếm và ép buộc những người tị nạn ở Thái Lan trở về Việt Nam, mặc dù họ là người tị nạn. Điều này vi phạm quyền không bị trục xuất theo luật quốc tế và quyền riêng tư.

Chính quyền Việt Nam đã cử một phái đoàn đến Thái Lan để truy tìm người tị nạn Montagnard, bao gồm các thành viên của Tổ chứ Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ). Những người này, được công nhận là tị nạn bởi UNHCR, lo ngại bị cưỡng bức hồi hương và bị ngược đãi.

- Phân biệt đối xử và ngược đãi người Thượng: Chúng tôi (JAL) lo ngại rằng phản ứng quá mức đối với cuộc tấn công ngày 11 tháng 6 năm 2023, phiên tòa tập thể vào tháng 1 năm 2024 và việc liệt kê MSFJ là tổ chức khủng bố là một phần của chiến dịch phân biệt và đàn áp ngày càng gia tăng chống lại người Montagnard. Các hành động này có thể được kích hoạt bởi các chính sách di cư và phát triển.

- Quyền của các dân tộc Thiểu số: Việc đối xử với người Montagnard có thể không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam về quyền của các dân tộc bản địa, đặc biệt là quyền tự quyết và quyền tham gia vào quyết định. Chính phủ Việt Nam đã từ chối công nhận Montagnard là các dân tộc bản địa.

- Vi phạm tự do tôn giáo: Chúng tôi (JAL) lo ngại rằng các hành động nhắm vào thực hành tôn giáo của người Montagnard, bao gồm quấy rối, ép buộc từ bỏ đức tin và các hành vi bạo lực, là vi phạm quyền tự do tôn giáo.

- Cái chết và hành hạ trong giam giữ: Chúng tôi (JAL) bị sốc bởi cái chết và hành hạ của Y Būm Byă trong giam giữ vào ngày 8 tháng 3 năm 2024. Điều này vi phạm quyền sống và quyền không bị tra tấn hoặc đối xử tàn ác.

- Tội danh mơ hồ đối với các lãnh đạo tôn giáo: Chúng tôi (JAL) lo ngại về việc lạm dụng các cáo buộc mơ hồ đối với các lãnh đạo tôn giáo như Nay Y Blang và Y Krec Bya. Điều này có thể vi phạm nguyên tắc pháp lý và dẫn đến việc nhắm mục tiêu các hoạt động dân sự hợp pháp.

SBS đã liên lạc Đại sứ Quán Việt Nam về vấn đề này nhưng chưa có hồi đáp.
Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share