Liệu những người Thượng tại Thái Lan có bị cưỡng bức hồi hương theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam?

Y Phic Hdok met with Ambassador Sam Brownback (BPSOS)

Y Phic Hdok met with Ambassador Sam Brownback (BPSOS)

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Việt Nam đã cử một phái đoàn đến Thái Lan để truy tìm người Thượng Montagnard tị nạn, bao gồm Y Quỳnh Bdap và các thành viên khác của Tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ) với cáo buộc liên quan đến vụ tấn công vào hai trụ sở công an ở Đắc Lắc. Hiện đang diễn ra các phiên điều trần tại Thái Lan để quyết định liệu những người Thượng này, đã được UNHCR công nhận tư cách tị nạn, có bị cưỡng bức hồi hương theo yêu cầu của Việt Nam hay không.


SBS đã liên lạc Đại sứ Quán Việt Nam tại Canberra về vấn đề này nhưng chưa có hồi đáp.

Vụ nổi dậy của người Thượng tấn công vào hai trụ sở công an ở Đắc lắc vào ngày 11/06/2023 khiến 9 người chết kéo theo hàng trăm người bị bắt là một vụ án chấn động.

Y Quỳnh Bdap, người Êđê 32 tuổi (1992), đồng sáng lập Hội Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand For Justice -MSFJ) tị nạn ở Thái từ 2019, bị chính quyền Việt Nam cáo buộc là đứng đằng sau vụ nổi dậy.

Trong khi chính phủ các nước và Hội Đồng Nhân Quyền Quốc Tế theo dõi sát sao diễn tiến vụ việc này với việc công bố Thư Chung Cáo Buộc gởi chính phủ Việt Nam yêu cầu làm rõ trách nhiệm xử lý sự việc, thì tại Thái Lan, ông Y Quỳnh Bdap đang đối mặt với phiên tòa dẫn độ, xét xử theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng từ tổ chức BPSOS, nói với SBS rằng yêu cầu dẫn độ Y Quỳnh Bdap vi phạm các quy tắc và luật pháp Quốc tế về nhân quyền và an toàn cho bị cáo.
Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay 

Share