Facebook cần làm nhiều hơn trong việc tháo gỡ các nội dung thù ghét Hồi Giáo

A protest against Islamophobia in Paris

A protest against Islamophobia in Paris Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một nhóm nhân quyền Hồi Giáo tại Úc đã gởi một lá thư qua mạng Facebook, yêu cầu các công ty truyền thông xã hội hãy làm nhiều hơn, để hủy bỏ các nội dung thù ghét Hồi Giáo. Họ cho biết cuộc sống của họ đang gặp nhiều nguy cơ.


"Tín đồ Hồi Giáo là những người duy nhất trên thế giới sẽ bị diệt chủng”.

"Dìm chết chúng khi mới sinh"

“Chúng ta có thể giết những bọn nầy chưa?”.

Trên đây chỉ là một số các nội dung thù oán Hồi Giáo, lan rộng và nhanh chóng trên Facebook.

Kể từ sau vụ thảm sát ở Christchurch thuộc Tân Tây Lan, một tổ chức nhân quyền của người Hồi Giáo Úc đã vận động với Facebook, phải có hành động đối với các lời lẽ thù hận.

Thế nhưng Hệ thống Cố vấn cho Hồi Giáo tại Úc gọi tắt là AMAN, lại quyết định đưa vấn đề ra trước pháp luật, bởi vì họ cho biết Facebook từ chối chịu trách nhiệm, về việc cho phép tinh thần bài Hồi Giáo được lan truyền trên diễn đàn của họ.

Luật sư và cũng là cố vấn của AMAN, bà Rita Jabri Markwell mô tả những gì thấy được, của hiện tượng bài Hồi Giáo.

“Thật là những lời độc ác. Quí vị biết có những người lạ ngoài đời hoàn toàn oán ghét quí vị và muốn quí vị chết thôi, họ muốn thấy quí vị chết và muốn sát hại, bởi vì quí vị là ai và do tôn giáo của quí vị".

"Họ chẳng cần biết quí vị là một bà mẹ, một giáo chức trong xã hội Úc đang giúp đỡ cho các trẻ em".

'Họ chẳng quan tâm đến chuyện đó mà chỉ muốn quí vị bị tiêu diệt mà thôi”, Rita Jabri Markwell.

Được biết Facebook được xem là môi trường cùa nhiều nhóm chống Hồi Giáo và các trang nầy còn nhiều hơn là dành cho hệ thống an sinh xã hội, theo cuộc khảo sát của AMA vào năm 2015.

Bà cho biết, rõ ràng là có mối liên kết giữa các lời lẽ trên Facebook.

“Và trong đời sống thực sự, những lời dọa giết mà người Hồi Giáo luôn đối diện khi họ đi mua sắm hay lên xe buýt, họ luôn luôn thù ghét quí vị bởi vì quí vị rõ ràng là một người theo Hồi Giáo".

"Việc nầy cho thấy một đường lối, mà chúng ta đã được tạo ra trong những phát biểu công cộng, là một hình ảnh rất xấu và rất tiêu cực”, Rita Jabri Markwell.

AMAN xác định một số tài khoản Facebook thuộc về các trang mạng kỳ thị Hồi Giáo, đã được che đậy là tin tức trên diễn đàn.

AMAN cũng cho biết, các trang mạng ngụy trang là tin tức loan truyền các thuyết âm mưu, tương tự như những gì mà tay khủng bố người Na Uy Anders Breivik và kẻ nổ súng vào thánh đường tại Christchurch, vốn đã dùng diễn đàn nềy để trực tiếp truyền hình hay live stream cuộc thảm sát của hắn ta.

“Facebook đã hỗ trợ cho chuyện nầy qua các trang mạng và các nhóm, bằng cách cho phép các trang mạng của các phe phái khác công khai cho rằng người Hồi giáo vốn dĩ là những kẻ hạ phàm, rằng họ đang làm tất cả những điều theo thuyết âm mưu này”, Rita Jabri Markwell.

AMAN muốn Facebook điều chỉnh chính sách, trong việc xem xét các đặc tính thù ghét Hồi Giáo.

Được biết chính sách của Facebook là ngăn cấm các vụ tấn công người khác dựa trên đặc điểm của họ, như sắc tộc, tôn giáo, phái tính, thế nhưng lại cho phép các vụ tấn công hay chỉ trích các tổ chức hay cơ sở.

Trong một lá thư mà SBS thấy được, AMAN cảnh cáo Facebook phải chịu trách nhiệm về những lời lẽ thù oán gây ra của người sử dụng, vốn là đối tượng cho điều 18C của Đạo luật Chống Kỳ thị chủng tộc hồi năm 1975, lá thư cho biết.

“Chúng ta hiểu rằng, các trang mạng cần được dùng trong việc chỉ trích những diễn giải cực đoan và các nhóm trong cộng đồng Hồi Giáo, thế nhưng việc phân tích nội dung của các đường nối và những phản ảnh trên diễn đàn, khiến nó rõ ràng chủ quan, khi nạn kỳ thị và hạ phẩm giá con người nằm trong mục đích của họ”, AMAN.
“Rõ ràng là Facebook cần được tăng cường chính sách của mình và cần nên cảnh giác hơn nữa, cũng như năng động hơn trong việc xác định và hủy bỏ nhanh chóng các nội dung thù ghét nầy”, Julie Inman Grant.
Được biết Facebook hiện xem xét lại chính sách của mình, nơi ranh giới của việc tấn công các đặc điểm và các cơ sở có thể tròng trép nhau, họ hiện nhờ một chuyên gia luật pháp về nhân quyền cố vấn chuyện nầy.

Trong một thông cáo gởi đến SBS, Giám đốc Chính sách Công cộng thuộc Facebook Úc Châu, bà Mia Garlick cho biết.

“Có nhiều công việc sẽ làm và chúng tôi cảm ơn những lời hồi đáp, từ Hệ thống Cố vấn Hồi Giáo Úc Châu cũng như các hệ thống khác, khi chúng tôi minh định rõ ràng về chính sách của chúng tôi, là giữ cho mọi người được an toàn”, Mia Garlick.

Trong khi đó Ủy viên về An Ninh Trên Mạng, bà Julie Inman Grant cho biết, bà cũng quan ngại trong một thông cáo gởi đến SBS.

“Rõ ràng là Facebook cần được tăng cường chính sách của mình và cần nên cảnh giác hơn nữa, cũng như năng động hơn trong việc xác định và hủy bỏ nhanh chóng các nội dung thù ghét nầy”, Julie Inman Grant.

Những người Úc thuộc các nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác biệt đã trải qua gấp 3 lần các vụ kỳ thị trang mạng, cũng như bị nhắm đến qua các ngôn từ thù ghét ở mức độ cao hơn tầm mức cả nước, theo bà Grant.

Hiện tại, các cải tổ đối với Đạo luật An toàn Trang mạng ra trước Quốc Hội Liên bang, sẽ nới rộng quyền hạn của Ủy viên An toàn Trên mạng, nhằm có thể hủy bỏ các nội dung kỳ thị hay hạ phẩm giá con người nhắm vào trẻ em cũng như người lớn.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share