Người Hồi Giáo bị tạm giam di trú cáo buộc thực phẩm của họ không được halal

 Detainees at the Kangaroo Point centre in Brisbane

Detainees at the Kangaroo Point centre in Brisbane Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những người Hồi Giáo bị giam giữ trong trại giam di trú ở Brisbane khiếu nại với Ủy hội Nhân quyền Úc về việc họ không được cung cấp thực phẩm Halal trong hơn 12 tháng qua. Hội đồng Hồi Giáo Queensland cho rằng đây là một hình thức tra tấn về tinh thần, trong khi Bộ Nội Vụ từ chối bình luận về chuyện nầy


Những người bị giam giữ trong trại tạm giam Kangaroo Point ở Brisbane cáo buộc, họ không được cung cấp thực phẩm Halal và như vậy vi phạm quyền của họ trong việc hành đạo.

Có hơn 100 người bị giam giữ sau khi được di tản từ Nauru hay Papua Tân Ghinê về cơ sở ở nội ô thành phố hơn một năm trước đây và đã trải qua hơn 7 năm trong các trại thanh lọc di trú của Úc.

Hầu hết những người tầm trú và tỵ nạn theo Hồi Giáo, chỉ ăn các thực phẩm halal tức đã được chú nguyện theo thể thức Hồi Giáo, giống như anh Amin Afrid gốc Iran.

“Sau khi nghiên cứu và điều tra, chúng tôi tìm thấy thực phẩm được công ty Serco cung cấp và đó là thức ăn halal hay không có halal".

"Việc nầy ngay từ đầu khi chúng tôi đến đây, Brisbane, họ cung cấp cho chúng tôi với cùng loại thực phẩm cho đến nay”, Amin Afrid.

Được biết trại Kangaroo Point được công ty an ninh Serco điều hành, theo khế ước với Bộ Nội Vụ.

Những người bị giam giữ ghi lại thách thức của họ với người canh gác và những cung cấp thực phẩm để yêu cầu bằng chứng về giấy chứng nhận halal.

“Chúng tôi cần tìm ra chuyện nầy đúng hay không”.
“Vâng đúng như vậy”
“Làm thế nào chúng tôi biết được? Tại sao ông lại giấu việc nầy nếu tin rằng nó đúng?”.
“Tôi sẽ cho ông thấy”.
“Không nên giấu diếm, hãy chắc chắn chuyện nầy”.
“Tại sao ông cần phải chụp ảnh?”.
“Tôi sẽ đưa cho luật sư xem và chắc chắn là việc nầy đúng”.

Sau khi đệ đạt khiếu nại, công ty Serco xác nhận công ty cung cấp thực phẩm hiện thời và trước đây đều không được chứng nhận Halal, thế nhưng có mua thịt từ các hãng cung cấp được chứng nhận halal.

Công ty Serco từ chối bình luận về chuyện nầy.

Trong một thông cáo gởi đến SBS, Bộ Nội Vụ cho biết việc tuân thủ khế ước được theo dõi thường xuyên, thế nhưng không nói rõ đã có các vi phạm hay chưa.

Ông Ali Kadri là phát ngôn nhân cho tổ chức tối cao Hồi Giáo tại tiểu bang và là cơ sở chính chứng nhận về halal, đó là Hội đồng Hồi Giáo Queensland.

“Theo sự hiểu biết của tôi thì họ không theo đúng điều khoản đặc biệt của hợp đồng, bởi vì cả hai công ty đều không có giấy chứng nhận halal vì vậy không thích hợp về nguồn gốc thực phẩm mà công ty lấy từ đâu, còn những thành phần khác họ sử dụng thì không có bảo đảm".

"Vì vậy có thể thịt họ dùng là halal, thế nhưng tiến trình ra sao và thành phần nào họ dùng cho thịt, cùng các thực phẩm khác đều không rõ ràng”, Ali Kadri.

"Tôi cảm thấy mệt mõi, yếu ớt, chóng mặt và nhức đầu, nhưng chẳng có chọn lựa nào khác”, Amin Afrid.

Ông Kadri chỉ trích tình huống mà những người hiện bị giam giữ.

“Chúng ta hiện bất công khi nhốt họ, khi họ chẳng vi phạm tội gì trong một khoảng thời gian dài và nếu chúng ta ngay cả không thể cung cấp cho họ, để đáp ứng các đòi hỏi về ăn uống, thì thực sự đó là một hình thức khủng khiếp về tra tấn tinh thần”, Ali Kadri.

Những người bị giam giữ nay đưa vấn đề lên Ủy hội Nhân quyền Úc Châu, với sự trợ giúp của các luật sư thuộc Trung tâm Nhân Lực Người tầm trú.

Ủy hội từ chối bình luận, thế nhưng một nhân viên tại Trung tâm Nhân Lực là bà Nina Field phác họa về khiếu nại.

“Họ cảm thấy đây là một sự vi phạm lớn lao và đi ngược lại quyền hạn của họ, và cảm thấy việc nầy cần được xem xét lại".

"Thực chất của khiếu nại nầy, là việc đó đã vi phạm quyền hành đạo về mặt tôn giáo”, Nina Field.

Bà Field cho biết, không có đề nghị nào cho rằng những người cung cấp thực phẩm là sai trái.

“Không cần thiết là những người chăm lo thực phẩm như vậy, thực sự đó là Serco và ABF chịu trách nhiệm trong việc nầy”, Nina Field.

Bà nói rằng các quan ngại ngày càng gia tăng về sức khoẻ của những người bị giam giữ.

“Nhiều người ở trong tình trạng đáng quan ngại về thể chất và tâm thần, họ được chuyển đến Úc vì không được chữa trị tại Nauru hay Papua Tân Ghinê".

"Thêm vào đó, việc pha trộn sẽ không dẫn đến kết quả tốt cho sức khoẻ và cuộc sống của họ”, Nina Field.

Cũng như những người khác, anh Amin Afrid nói rằng hiện thời họ chỉ sống sót cho qua ngày mà thôi.

“Chỉ có cơm mà thôi, mấy tuần nay tôi chỉ có cơm và da-ua, cũng như sụt ký nhiều tôi chỉ còn 55 ký".

"Tôi cảm thấy mệt mõi, yếu ớt, chóng mặt và nhức đầu, nhưng chẳng có chọn lựa nào khác”, Amin Afrid.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share