Các cuộc biểu tình tiếp tục làm rúng động Nigeria

Maandamano nchini Nigeria

Watu waandamana katika eneo la Lekki mjini Lagos, Nigeria. Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các cuộc biểu tình của người dân Nigeria chống lại sự tàn bạo của cảnh sát diễn ra trên đường phố của thủ đô Lagos và vi phạm lệnh giới nghiêm của chính phủ sau một đêm hỗn loạn và bạo động, trong đó những người biểu tình bị nhắm bắn và việc nầy dấy lên phản ứng phẫn nộ khắp thế giới. Nhà cầm quyền cho biết không ai bị giết, thế nhưng các tổ chức nhân quyền phản bác lại chuyện nầy.


Trong 2 tuần qua, quốc gia có dân số đông nhất ở Phi Châu đã bị rung chuyển do những cuộc biểu tình bởi những người trẻ, phản đối sự dã man cuả cảnh sát.

Cuộc biểu tình nhằm phản ứng trước một băng video được lan truyền trên mạng cho thấy, một người bị đánh đập, có lẽ là do Đội Đặc biệt Chống Cướp Bóc, gọi tắt là SARS.

Chính phủ Nigeria loan báo sẽ giải tán đơn vị SARS, thế nhưng các cuộc biểu tình hàng ngày vẫn tiếp tục, khi những người tham dự đòi hỏi chấm dứt mọi hành vi dã man và tham nhũng của cảnh sát.

Chính phủ bác bỏ chuyện có bất cứ người nào chết trong các cuộc biểu tình, thế nhưng người biểu tình tên Alister nói rằng, ông đã mất người anh trai, do lạc đạn của quân đội hôm thứ ba.

“Tên anh trai tôi là Emeka, chúng tôi đều tham dự cuộc biểu tình hôm qua khi quân đội từ đâu đến nổ súng một cách vô tội vạ. Hãy nhìn vào chân tôi, tôi hầu như mất cả đôi chân”, Alister.

Ân Xá Quốc Tế cho biết, có ít nhất 12 người chêt khi binh sĩ nổ súng vào người biểu tình tại thành phố lớn nhất Nigeria là Lagos.

Nhà cầm quyền đã ban hành lệnh giới nghiêm 24 giờ một ngày tại thành phố và những nơi khác trên đất nước, thế nhưng một số người bất chấp lệnh nầy.

Giám đốc Chương trình của Ân Xá Quốc Tế tại Nigeria, ông Seun Bakare nói rằng, cộng đồng quốc tế phải lên tiếng.

"Là những người biểu tình, chúng tôi đòi hỏi quyền được sống như mọi công dân của đất nước nầy, mà không bị sát hại do các viên đạn của nhà cầm quyền, không bị lực lượng an ninh giết chết".

"Điều không thể tin được rằng, cuộc biểu tình khởi đầu để chống lại việc sử dụng vũ lực một cách dã man của cảnh sát, thì nay lại bị dập tắt do việc sử dụng vũ lực quá đáng của lực lượng tương tự”, Seun Bakare.

Còn Thống Đốc tiểu bang Lagos là ông Babajide Sanwo-Olu ra lệnh mở cuộc điều tra, trong vụ bắn vào người biểu tình ở Lagos hôm thứ ba.

“Để mọi việc rõ ràng, điều bắt buộc là phải giải thích rằng, không có vị Thống Đốc đương quyền nào cho phép việc quân đội tham gia trong việc giải tán biểu tình".

"Tuy nhiên tôi đã mở cuộc điều tra về việc ai ra lệnh nổ súng, khi quân đội được bố trí tại Lekki tối qua”, Babajide Sanwo-Olu.
“Kể từ khi chúng tôi được độc lập 60 năm qua, chúng tôi không đi được đến đâu, chẳng phát triển chi cả: chẳng có điện đóm, không có an ninh, chẳng có đường xá tốt, không có nước máy cũng như chẳng có một nền giáo dục tốt đẹp, chúng tôi chẳng có gì cả”, một người biểu tình.
Ông cũng thúc giục người biểu tình hãy ngưng các vụ xuống đường, cho đến khi tình trạng bất an trong vùng được giảm bớt.

“Chúng tôi tăng cường các nỗ lực cuả chính phủ để thuyết phục cuộc biểu tình mang tên ‘Chấm dứt SARS’ để ngưng các cuộc biểu tình, liên quan đến tình trạng bất an trong tiểu bang".

"Chúng tôi đồng ý là họ có thể tái lập cuộc biểu tình nhưng hòa tại Lekki và Alausa, một khi chúng tôi thành công trong việc tái lập an ninh trong tiểu bang”, Babajide Sanwo-Olu.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình lan rộng ra ngoài Nigeria, với một vụ xuống đường gần Cao Ủy Nigeria ở Luân Đôn.

Họ kêu gọi ‘Hãy chấm dứt SARS’ trên các đường phố thủ đô Anh quốc, khi những người biểu tình diễn hành để tỏ sự đoàn kết với những người xuống đường chống lại sự dã man của cảnh sát tại Nigeria.

Nhiều người giận dữ trong tình trạng Nigeria được xem là một quốc gia giàu có về dầu hỏa và là một trong những nền kinh tế mạnh mẽ nhất Phi Châu, thì người dân lại có mức nghèo khó cao nhất và thiếu các dịch vụ căn bản, vốn là kết quả của nạn tham nhũng tràn lan.

“Kể từ khi chúng tôi được độc lập 60 năm qua, chúng tôi không đi được đến đâu, chẳng phát triển chi cả: chẳng có điện đóm, không có an ninh, chẳng có đường xá tốt, không có nước máy cũng như chẳng có một nền giáo dục tốt đẹp, chúng tôi chẳng có gì cả”, một người biểu tình.

Các đòi hỏi của người biểu tình cũng nới rộng ra, khi bao gồm lời kêu gọi chính phủ phải có trách nhiệm và tôn trọng nhân quyền, cũng như chấm dứt nạn tham nhũng.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share