Công nhân hầm mỏ Úc bị bắt cóc ở Nigeria

Bản đồ Nigeria

Bản đồ Nigeria Source: google maps

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thủ tướng Malcolm Turnbull hiện cộng tác chặt chẽ với nhà cầm quyền Nigeria, nhằm tìm cách giải thoát cho nhiều người bị bắt cóc tại quốc gia Phi châu này.


Có 3 người Úc và một người Tân tây Lan, trong số 7 người bị một nhóm võ trang bắt cóc, khi họ giết chết 1 trong các tài xế của họ.

Vùng đồng bằng Niger rất giàu về dầu hỏa, thế nhưng lại đầy dẫy những bất ổn trong hàng thập niên qua.

Một đoàn xe gồm 4 chiếc chở người đi làm vào hôm thứ tư ngày 22 tháng 6, tại khu vực thủ đô Calabar, để đến công ty Xi măng Thống nhất của Nigeria, thì đoàn xe bị phục kích.

Vụ nầy diễn ra vào khoảng  5 giờ rưỡi sáng, khi họ băng qua cầu Idundu, bằng bê tông dài 220 mét.

Một tài xế bị bắn chết, thế nhưng Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop cho biết có 2 người khác tìm cách thoát được, trong đó có một người Úc.

"Chi tiết của vụ nầy đang được điều tra, chúng tôi biết được vài chuyện xảy ra, thế nhưng tôi không đi vào các chi tiết, vì nó ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm".

Người thợ máy dầu cặn là ông Tim Croot trốn thoát được, bằng các nấp dưới gầm xe tải vào lúc rạng sáng.

Các nhân chứng cho biết, những người khác bị lùa lên một chiếc thuyển, cùng với khoảng 30 kẻ tấn công trong vụ bắt cóc.

Thủ tướng Malcolm Turnbull mô tả, tình hình thật nghiêm trọng.

"Trong nhiều phương diện, bà Julie Bishop và tôi càng nói ít chừng nào càng tốt chừng nấy, từ quan điểm của việc giải thoát những người bị bắt cóc".

"Thế nhưng đây là vụ bắt cóc hết sức nghiêm trọng, một vụ tấn công quan trọng về mặt hình sự, có một người bị giết và 7 người bị bắt cóc".

Có 3 người Úc làm việc cho một công ty khai mỏ MacMahon có trụ sở tại Perth, có hợp đồng cung cấp dịch vụ cho công ty Xi măng của Nigeria.

Những người nầy được biết, là kỷ sư Jack Couranz, quản lý chương trình là Mark Gabbedy và ông Peter Zoutenbier 58 tuổi từ Queensland.

Ông Couranz được biết đã gia nhập công ty khi ông nầy mới tốt nghiệp đại học và ông Gabbedy đã làm việc tại Nigeria hơn một năm qua.

"Chính sách rất cứng rắn của chúng tôi là không trả tiền chuộc và lý do cho chuyện nầy là chúng tôi nghĩ rằng, nếu chúng tôi trả tiền chuộc mạng, chúng tôi có thể treo giá cho bất cứ sinh mạng của người Tân tây Lan nào, khi họ đi đến những vùng nguy hiểm trên thế giới". Thủ tướng Tân Tây Lan, ông John Key.


Ông Turnbull nói rằng, chính phủ hiện chờ đợi có thêm chi tiết.

"Chúng tôi hiện cộng tác với nhà cầm quyền địa phương và nhà cầm quyền ở cấp bậc cao nhất".

"Vào lúc nầy, chúng tôi không biết được lai lịch của những kẻ bắt cóc, và dĩ nhiên gia đình những người bị bắt cóc tại Úc đã được thông báo".

Các nạn nhân khác trong vụ bắt cóc được xác định, là ông Jamal Khan từ Tân tây Lan, ông Wayne Smith từ Nam Phi và 2 đồng nghiệp người Nigeria.

Đã có các tin tức trái ngược nhau, về tên của 2 người Nigeria nầy.

Khi được hỏi, liệu chính phủ Tân tây Lan sẽ trả tiền chuộc mạng nếu được yêu cầu hay không, Thủ tướng John Key khẳng định.

"Trong trường hợp của chính phủ, không có chuyện trả tiền chuộc mạng".

"Chính sách rất cứng rắn của chúng tôi là không trả tiền chuộc và lý do cho chuyện nầy là chúng tôi nghĩ rằng, nếu chúng tôi trả tiền chuộc mạng, chúng tôi có thể treo giá cho bất cứ sinh mạng của người Tân tây Lan nào, khi họ đi đến những vùng nguy hiểm trên thế giới".

Tư lệnh cảnh sát Nigeria mới được bổ nhiệm, là ông Jomoh Ozi Obeh cho biết, ông tin tưởng những người ngầy sẽ an toàn trở về.

Ông nói rằng, nhà cầm quyền hiện cộng tác với Hải quân Nigeria, để bảo đảm rằng những người nầy được trở về bình an vô sự.

Chính phủ địa phương khuyến khích việc đầu tư tại khu vực nầy, thế nhưng vấn đề an ninh vẫn còn là một quan ngại, cùng với việc giá dầu hỏa sụt giá.

Đã xảy ra đến 30 vụ bắt cóc trong năm rồi, để đòi hỏi những số tiền chuộc béo bở.

Nhà cầm quyền địa phương đã có các biện pháp nhằm ngăn chận các vụ bắt cóc, như ban hành một đạo luật hồi năm rồi, để những tay bắt cóc có thể bị án tử hình.

Vụ bắt cóc các nhân viên của công ty MacMahon được xem là vụ mới nhất, và nhà cầm quyền cho biết hiện tìm cách bảo đảm những người bị bắt cóc trở về an toàn.




Share