Đồng minh Tây phương bất mãn về thuế quan của Mỹ giữa lúc Mỹ đàm phán với Trung Quốc

Finance Minister Bill Morneau of Canada

Finance Minister Bill Morneau of Canada Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một số quốc gia hết sức giận dữ sau quyết định của Hoa Kỳ áp đặt thuế quan đối với thép và nhôm của những nước nầy nhập cảng vào Mỹ.


Trong khi các đồng minh Tây Phương biểu lộ sợ phẫn nộ của họ thì các viên chức Mỹ lại hy vọng các cuộc đối thoại diễn ra tại Bắc Kinh sẽ giúp giảm bớt khiếm ngạch mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc.

Tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo thuộc G-7 tại thị trấn nghỉ mát miền núi Whistler của Canada, một đề tài thảo luận duy nhất là mậu dịch, chính xác hơn là về quyết định của Mỹ nhằm chấm dứt việc miễn thuế cho Mexico, Canada và Liên Âu về thuế nhập cảng 25 phần trăm với thép và 10 phần trăm với nhôm xuất cảng sang Mỹ.

Các Bộ trưởng Tài chính của Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản đã gởi một thông cáo đến một thành viên khác của G-7 là Hoa Kỳ, bày tỏ sự thất vọng của họ.

Bộ Trưởng Tài Chánh Canada là ông Bill Morneau cho biết họ hy vọng Washington sẽ lưu ý.

"Những gì chúng ta đồng ý là chỉ có một nền mậu dịch, mà trong những ngày qua đã có một sự khác biệt ý kiến quan trọng".

"Người Mỹ đã quyết định, mà theo chúng tôi thì các hành động không phải tất cả đều là xây dựng, ngược lại thực sự đã phá hủy khả năng của chúng tôi do thuế suất đánh trên mặt hàng thép và nhôm xuất cảng sang Mỹ", Bill Morneau.

Tuyên bố sau cuộc họp, Bộ Trưởng Tài Chánh Mỹ là ông Steven Mnuchin bác bỏ các đề nghị cho rằng, Mỹ đang bỏ đi vai trò lãnh đạo của mình trong nền kinh tế thế giới và tìm cách phá vỡ các qui luật về mậu dịch quốc tế.

Ông cho biết TổngThống sẽ thương thảo với các nhà lãnh đạo về các quan ngại của họ khi nào ông có cơ hội.

"Tôi sẽ không tiên đoán những gì sẽ xảy ra vào tuần tới và một lần nữa tôi chỉ muốn đề cập đến chuyện đầu tiên, đó là những tranh cãi về mậu dịch".

"Một lần nữa TổngThống Trump đã nói rất rõ từ lúc đầu, là trong hầu hết mỗi cuộc gặp mặt giữa các lãnh tụ mà tôi tháp tùng theo ông hồi một năm rưỡi qua, thì mậu dịch là một trong các vấn đề mà ông chú tâm nhiều nhất, nhưng không phải là vấn đề duy nhất", Steve Mnuchin.

Trên trang mạng Twitter, Tổng Thống Donald Trump vẫn giữ vững lập trường và tuyên bố, Mỹ phải được đối xử công bằng trên lãnh vực thương mại trong dài hạn.

Tất cả 6 nước hiện phải trả thuế suất về kim loại, phần lớn nhắm vào việc giảm bớt thâm hụt trong cán cân thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Canada và Mexico cũng dính líu trong các thảo luận với Mỹ thuộc khuôn khổ Hiệp Ước Tự Do Mậu dịch Bắc Mỹ, đã loan báo họ sẽ áp dụng mức thuế chống lại vào một số mặt hàng của Mỹ, còn Liên Âu cũng dự tính hành động tương tự.

Trong khi đó Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết nước Úc sẽ không có hành động nào về mặt an ninh để đổi lấy việc Hoa kỳ miễn trừ thuế suất đánh trên thép và nhôm Úc xuất cảng sang Mỹ.

Việc nầy diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng tải lên trang tweet của ông là hai nước sẽ bàn đến một hiệp ước an ninh mới được xem là hậu quả của vụ miễn thuế quan của Mỹ nói trên.

Chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull vẫn khẵng định là Hoa kỳ chẳng mong đợi gì từ Úc, để đổi lấy việc miễn trừ thuế nhập cảng thép và nhôm vào Mỹ.

Tổng thống Donald Trump đã dùng trang mạng tweeter để nói rằng, chính phủ Mỹ hiện tiến hành một thỏa ước an ninh giữa hai quốc gia, nên Mỹ không áp đặt thuế suất nhập cảng với thép và nhôm.

Có những tin đồn là một thỏa ước như vậy, có thể là về chuyện biển Đông, sau khi Tổng thống Trump cho Thủ tướng Malcolm Turnbull biết hồi tháng 2 vừa qua rằng, ông muốn Úc tham gia cùng Mỹ về việc diễn tập lưu thông tự do hàng hải trong vùng.
"Chúng tôi sẽ ủng hộ một môi trường mậu dịch ổn định, cởi mở và dựa trên pháp luật trong vùng Ấn độ-Thái Bình Dương, vốn nâng cao các quốc gia qua các đợt sóng mậu dịch và đầu tư, đó là những gì chúng tôi hy vọng từ Hiệp Ước Kinh Tế Toàn Diện Trong Vùng", Narenda Modi.
Thế nhưng Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho rằng, không có thỏa thuận mới nào cả.

"Không có thêm hiệp ước về an ninh nào cả, không có chuyện dàn xếp hổ tương do kết quả của chuyện miễn trừ thuế quan và tôi ca ngợi cả toán của chúng ta trong việc vận động, để được hưởng miễn thuế trong một thời gian dài".

Được biết Úc ký một thỏa ước tự do mậu dịch với Mỹ hồi năm 2005, dưới thời của Thủ tướng John Howard.

Hiện nay Úc chịu tình trạng thiếu hụt mậu dịch với Mỹ, điều đó có nghĩa là Úc mua nhiều sản phẩm và dịch vụ của Mỹ nhiều hơn là xuất cảng.

Bà Bishop nói rằng, hiện Mỹ có thặng dư mậu dịch với Úc và đây lả yếu tố góp phần trong việc Úc vận động thành công, qua việc miễn trừ thuế suất hàng thép và nhôm nhập cảng vào Mỹ.

"Hoa kỳ chẳng yêu cầu chi để đổi lại, chúng ta đã có mức thuế quan là số không, vì vậy đó là việc nhìn nhận sự kiện là Mỹ có cán cân thặng dư mậu dịch, thế nhưng chúng ta là một trong các đồng minh mạnh nhất và gần gũi nhất, cùng mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ nhất".

"Mỹ là đối tác giao dịch thương mại lớn hàng thứ hai của chúng ta, có mức thặng dư mậu dịch về phía Mỹ".

"Đó là nguồn đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Úc và chúng ta có sự gắn kết hết sức gần gũi về mặt chiến thuật, kinh tế, chính trị và giữa người với người", Julie Bishop.

Trong khi đó, Tổng trưởng Thương mại Steve Ciobo cũng bác bỏ chuyện Mỹ, hiện chờ đợi bất cứ việc gì từ Úc.

Trong lúc xảy ra những bước thụt lùi sau khi chính phủ Trump đe dọa một mức thuế mới chống lại Trung Quốc, thì Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ là ông Wilbur Ross đã đến Bắc kinh để gặp gỡ Phó Thủ Tướng Trung Quốc Lưu Huệ.

Cả hai nước đều đe dọa, sẽ áp đặt thuế suất mậu dịch lên nước kia.

Ông Ross hy vọng sẽ đạt được việc bảo đảm nhiều hơn về quyền bảo vệ sản phẩm trí tuệ và chấm dứt việc Trung Quốc trợ giá cho các sản phẩm nhôm và thép.

Tại Singapore trong một cuộc họp an ninh khu vực, Thủ Tướng Ấn Độ Narenda Modi nhắn mạnh đến tầm quan trọng của nền mậu dịch mạnh mẽ và ổn định.

"Chúng tôi sẽ ủng hộ một môi trường mậu dịch ổn định, cởi mở và dựa trên pháp luật trong vùng Ấn độ-Thái Bình Dương, vốn nâng cao các quốc gia qua các đợt sóng mậu dịch và đầu tư, đó là những gì chúng tôi hy vọng từ Hiệp Ước Kinh Tế Toàn Diện Trong Vùng", Narenda Modi.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share