Vắc xin chống COVID-19 bị bỏ đi trong khi biến chủng Omicron lan rộng

Over a million doses of AstraZeneca's COVID-19 vaccine have been destroyed in Nigeria after authorities said they could not be used before their expiration date.

Over a million doses of AstraZeneca's COVID-19 vaccine have been destroyed in Nigeria after authorities said they could not be used before their expiry date. Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Biến chủng Omicron tiếp tục lây lan như nạn cháy rừng trên khắp địa cầu. Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết, vẫn chưa có đủ thông tin để quyết định xem liệu nó có nghiêm trọng hơn Delta hay không. Âu Châu vẫn là tâm điểm của đại dịch, trong khi đó Nigeria phải hủy bỏ hơn một triệu vắc xin hết hạn.


Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, hiện vẫn chưa có đủ dữ kiện về biến chủng Omicron, để xét xem liệu nó có nghiêm trọng hơn các biến thể khác hay không.

Người đứng đầu về kỹ thuật COVID-19 của WHO, tiến sĩ Maria Van Kerkhove cho biết, biến thể nầy xuất hiện chưa lâu để có thể phân tích chính xác.

“Những gì chúng tôi đang tìm hiểu về Omicron chắc chắn là có sự gia tăng lây truyền này, thế nhưng thông tin về mức độ nghiêm trọng vẫn chưa chắc chắn".

"Chúng tôi chưa có bức tranh hoàn chỉnh và còn quá sớm để kết luận, liệu Omicron có ít nghiêm trọng hơn so với Delta, hoặc nghiêm trọng như Delta”, Maria Van Kerkhove.

Giám đốc WHO thuộc khu vực Âu Châu là ông Hans Kluge cho biết, Omicron sẽ là biến chủng chế ngự tại châu lục nầy trong năm mới.

Ông cho biết, tính chất nghiêm trọng của nó sẽ biết được trong 3 hay 4 tuần lễ.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, châu Âu một lần nữa là tâm chấn của đại dịch toàn cầu. 10 quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất là ở châu Âu và Trung Á".

"Tuần trước, chúng tôi có thêm 27 ngàn trường hợp tử vong do COVID-19, với 2,6 triệu người mới nhiễm vào tuần trước, cao hơn 40 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái và bây giờ Omicron đã tiếp tục".

"Tin tốt là mang lại cho mọi người hy vọng và lạc quan”, Hans Kluge.

Trong khi đó Omicron đã chiếm thế thượng phong tại Vương quốc Anh, Bồ Đào Nha và Đan Mạch.

Đan Mạch ghi nhận các ca nhiễm cao kỷ lục hàng ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu, tuần nầy có hơn 13 ngàn ca nhiễm và 17 người chết.

Mặc dù con số ca nhiễm lên cao tại Âu Châu, ông Kluge cho rằng không có lý do để hoảngsợ.

Tại Anh Quốc, cơ quan điều hành y tế của nước nầy chấp thuận việc chủng ngừa cho trẻ em gặp nguy cơ tuổi từ 5 đến 11.

Trong khi đó tại xứ Anh, thời gian tự cách ly giảm bớt từ 10 xuống 7 ngày, cho những người có kết quả xét nghiệm âm tính trong một loạt các xét nghiệm, mỗi 2 ngày một lần.

Tại Tây Ban Nha, Thủ Tướng Pedro Sanchez cho biết đợt coronavirus mới, không phải là những gì đã từng trải qua.

“Đây không phải là tháng 3 năm 2020 và đây không phải là Giáng sinh năm rồi".

"May mắn thay, chúng ta đang sống trong một thời điểm khác. 90 phần trăm dân chúng Tây Ban Nha từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm phòng, trong khi thời điểm này là năm ngoái chưa có ai".

"Đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ tăng cường tiêm chủng và sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sử dụng khẩu trang".

"Tôi hoàn toàn nhận thức được sự mệt mỏi và lo lắng về làn sóng mới này và cả sự kiệt quệ do đại dịch này gây ra trong nhiều tháng, thế nhưng chúng ta phải tin tưởng vào chiến lược của mình”, Pedro Sanchez.
"Vì vậy, thực tế là một số loại vắc xin này có hạn sử dụng khoảng 4 tuần mà thôi”, Faisal Shuaib.
Tây Ban Nha bắt buộc mang khẩu trang ngoài trời và gia tăng việc chủng ngừa.

Có gần 80 phần trăm dân số nước nầy đã được tiêm chủng, với việc tiêm mũi tăng cường hiện bắt đầu thực hiện.

Thế nhưng biến chủng Omicron khiến cho cố ca nhiễm tăng vọt, với con số kỷ lục là gần 50 ngàn trường hợp nhiễm bệnh trong tuần nầy.

Tại Nigeria, có hơn một triệu liều vắc xin Astrazeneca đã bị hủy bỏ.

Ông Faisal Shuaib, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Chăm sóc Y tế Toàn quốc nói rằng, vắc xin đến nước nầy gần đến ngày hết hạn.

“Chúng tôi không có lựa chọn nào khác, mà phải chấp nhận những loại vắc-xin có thời hạn sử dụng ngắn này, vì chúng tôi quan tâm đến việc bảo vệ công dân của mình khỏi COVID-19".

"Vì vậy, ngay cả khi chấp nhận những loại vắc-xin này, chúng tôi đã nhận thức được thực tế là có rất nhiều thách thức khác phải vượt qua để đưa những loại vắc xin này vào vòng tay của người dân Nigeria".

"Vì vậy, thực tế là một số loại vắc xin này có hạn sử dụng khoảng 4 tuần mà thôi”, Faisal Shuaib.

Quốc gia Tây Phi nầy hiện chứng kiến một đợt gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, kể từ khi biến thể Omicron được phát hiện hồi cuối tháng rồi.

Mức độ tiêm chủng cũng nhanh chóng thực hiện, thế nhưng chỉ có 2 phần trăm những người đủ điều kiện đã chủng ngừa đầy đủ cho đến nay.

Để biết được các dịch vụ y tế và hỗ trợ hiện có bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share