Mỹ chưa có quyết định gì về phóng hỏa tiễn sang Syria

President Donald Trump

President Donald Trump Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tòa Bạch Ốc cho biết chưa có quyết định nào về một cuộc tấn công có thể xảy ra nhắm vào Syria, mặc dù Tổng thống Donald Trump cảnh cáo rằng 'hỏa tiễn sẽ rơi xuống Syria'.


Trước đó ông Trump tweet lời cảnh cáo đến Nga rằng 'các hỏa tiễn đẹp, mới và thông minh' sẽ đến Syria, để đáp trả lời cảnh cáo cua Nga là họ sẽ bắn hạ bất cứ hỏa tiễn nào bắn đến Syria nhằm đáp trả cáo buộc họ tấn công hóa học vào thị trấn Douma ở Syria.

Tin mới nhất của bộ Quốc phòng Nga cho biết chính phủ Syria đã chiếm giữ hoàn toàn Douma và đông bộ Ghouta.

Trong khi đó, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ nhóm họp vào sáng thứ năm giờ địa phương Mỹ, khi cãc nhà lãnh đạo Tây phương tiếp tục cân nhắc các hành động quân sự.

Trước đó thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders cho biết, Hoa kỳ có nhiều chọn lựa và mọi giải pháp hiện nằm trên bàn thảo luận.

Bà cho biết thêm là các quyết định cuối cùng chưa được thực hiện về việc nầy.

Bà cũng cho biết Nga cần phải quan tâm đến vấn đề nầy.

"Nga đã chứng tỏ chịu trách nhiệm một phần trong vụ nầy, họ bảo đảm rằng việc xử dụng vũ khí hóa học của Syria sẽ không tái diễn, nhưng họ thất bại trong chuyện đó".

"Họ cũng giúp đỡ Syria qua việc phủ quyết 6 nghị quyết khác nhau của Liên hiệp quốc, để giúp bảo vệ cho ông Assad".

"Vì vậy họ chắc chắn chịu một số trách nhiệm trong việc nầy và đã chứng tỏ chính họ là những diễn viên tệ hại trong tiến trình nầy", Sarah Sanders.

Trong khi đó, Thủ tướng Malcolm Turnbull cùng góp tiếng trong việc chống lại Nga khi nói rằng Moscow nên dùng ảnh hưởng của mình để ngăn chận các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.

Ông Turnbull nói rằng vụ tấn công tại thị trấn Douma đã gây kinh ngạc mọi người và nói rằng các vũ khí hóa học không bao giờ được xử dụng.

Hoa kỳ và các đồng minh hiện xem xét liệu có tấn công Syria về việc nghi ngờ tấn công hóa học làm thiệt mạng 80 người và hàng trăm người khác bị thương tại Douma.

Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi các Bộ trưởng của bà nhóm họp bất thường về vấn đề Syria, theo đó các tin tức truyền thông nói rằng Luân đôn sẽ tham gia vào phản ứng đáp trả về mặt quân sự.

Đài BBC cho biết bà May sẵn sàng trong việc xúc tiến việc Anh sẽ là một phần trong hành động do Hoa kỳ hướng dẫn, mà không cần sự chấp thuận trước của Quốc hội.

Trước các cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Tổng thư ký LHQ António Guterres đã lặp lại lời kêu gọi của ông tới Tổ chức 15 thành viên này yêu cầu "tìm ra sự thống nhất" về vấn đề sử dụng vũ khí hoá học ở Syria và đảm bảo trách nhiệm giải trình.

Cả hai dự thảo nghị quyết đều nhằm mục đích tạo ra một cuộc điều tra mới về các cuộc tấn công hóa học.

Đại sứ Hoa kỳ tại U-N, Nikki Haley, đã lên án quyết định của Nga không ủng hộ nghị quyết của Mỹ.

"Dự thảo này là điều tối thiểu nhất mà Hội Đồng có thể làm để đáp lại cuộc tấn công".

"Hoa Kỳ đã làm tất cả mọi thứ có thể để hướng tới sự thống nhất của Hội đồng Bảo an về văn bản này".

"Lịch sử sẽ ghi nhận điều này, về ngày hôm nay, Nga đã chọn bảo vệ một con quái vật thi vì cuộc sống của người dân Syria", Nikki Haley.

Mười hai thành viên hội đồng đã biểu quyết ủng hộ nghị quyết của Hoa Kỳ, trong khi Bolivia đứng về phía Nga và Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng.
"Sau những nỗ lực của một số những người giỏi giang, chương trình ađã chấm dứt chuyện nầy và bắt đầu xuống thang. Vì vậy chúng ta cền việc xuống thang như vậy hôm nay", Jurgens.
Sáu thành viên Hội đồng đã biểu quyết ủng hộ dự thảo của Nga (Bolivia, Trung Quốc, Ethiopia, Guinea Xích Đạo, Kazakhstan và Nga), 7 nước chống lại (Pháp, Hà Lan, Peru, Ba Lan, Thụy Điển, Anh và Mỹ) trong khi hai nước bỏ phiếu trắng Cote d'Ivoire và Kuwait).

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cần chín phiếu thuận nhưng không có các thành viên thường trực Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh hoặc Hoa Kỳ.

Nga phản đối bất kỳ hành động nào chống lại đồng minh Syria và đã bác bỏ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria 12 lần kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.

Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia cáo buộc Hoa Kỳ có động lực ẩn giấu cho sự không hành động của LHQ.

Úc đã cảnh báo Nga không che chở cho Syria tránh khỏi các cuộc điều tra.

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho hay, đại sứ Nga Grigory Logvinov đã nhận được cảnh cáo (Tue) sau khi đe doạ nước ông sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các nước khác để bảo đảm rằng cuộc tấn công vũ khí hóa học này được điều tra".

"Cơ chế mới của LHQ sẽ hỗ trợ các nỗ lực của Tổ chức Ngăn Chặn Vũ khí Hóa học thực hiện công việc này".

"Chúng tôi cần một giải pháp chính trị cho sự khủng hoảng tại Syria, nhưng trong thời gian chờ đợi chúng tôi phải có hành động để bảo đảm ngăn chặn vũ khí hoá học ở Syria", Julie Bishop.

Tổ chức Ngăn chặn Vũ khí Hoá học (ORC) đặt tại The Hague của Hà Lan đang điều tra các cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hoá học, nhưng nhiệm vụ của nó ở Syria thì đã hết hạn vào tháng 11.

Trong một dấu hiệu cho thấy Nga có thể chuẩn bị đối phó một cuộc tấn công của Mỹ, khi hình ảnh trên vệ tinh ImageSat International cho thấy các lực lượng Hải quân Nga đã rời khỏi một hải cảng ở Syria.

Một viên chức cao cấp Nga cảnh cáo Mỹ rằng, Nga xem một cuộc không kích của Mỹ vào Syria là một tội ác chiến tranh.

"Chúng ta ở trong một tình thế vốn nhắc nhở tôi về cuộc khủng hoảng ở biển Caribê vào giữa thập niên 1960, khi Thủ tướng Liên Xô Khrushchev và Tổng thống John F Kenney đã ở trên bờ vợc cuộc chiến nguyên tử".

"Sau những nỗ lực của một số những người giỏi giang, chương trình ađã chấm dứt chuyện nầy và bắt đầu xuống thang. Vì vậy chúng ta cền việc xuống thang như vậy hôm nay", Jurgens.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share