Đông bộ Ghouta bị chia cắt khi Liên hiệp quốc lên án tội ác chiến tranh tại Syria

Official Syrian Arab News Agency image shows damaged buildings in al-Muhamadyia town in Eastern Ghouta

Official Syrian Arab News Agency image shows damaged buildings in al-Muhamadyia town in Eastern Ghouta Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ Syria tái chiếm được phân nửa khu vực đông bộ Ghouta khi xử dụng không lực để tấn công cứ điểm cố thủ của phiến quân ngày càng thu hẹp.


Liên hiệp quốc cho biết các vụ tấn công vô ý vào thường dân được xem gần với tội ác chiến tranh và một lần nữa kêu gọi ngưng các vụ bạo động.

Cuộc nội chiến tại Syria bước sang năm thứ bảy và mọi chuyện càng thay đổi thì hầu như tình trạng khổ sở của dân chúng cũng không khác biệt.

"Trẻ con không thấy ánh mặt trời từ 15 đến 20 ngày rồi. Có ai giúp đỡ chúng tôi không, tại sao không ai giúp đỡ chúng tôi cả vậy?. Có ai đến với chúng tôi không? Tại sao chẳng ai ngưng lại tình hình vậy và cho đến khi nào thế giới vẫn còn im lặng?".

Cứ điểm nhỏ hẹp mà phiến quân cố thủ ở khu vực đông bộ Ghouta ở Syria đã bị oanh tạc dữ dội trong những tuần lễ vừa qua, từ các lực lượng đồng minh với chính phủ của Tổng thống Syria, ông Bashar al Assad.

Cơ quan Theo Dõi Nhân quyền Syria có trụ sở tại Luân đôn cho biết, cuộc chiến tại vùng nầy cho đến nay khiến ít nhất 850 người chết, trong đó có hàng chục trẻ em.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã họp kịn nhằm gia tăng áp lực lên Nga và Syria để tuân thủ việc ngưng bắn, được biết qua Nghị quyết số 2401, được Liên hiệp quốc chấp thuận một tuần lễ trước.

Anh và Pháp yêu cầu họp khẩn cấp khi chính phủ Syria gởi thêm binh sĩ vào cứ điểm cố thủ của phiến quân và không kích dữ dội vào thị trấn nhỏ bé nầy.

Đại sứ Hoà Lan là ông Karel van  Oosterom, hiện giữ chức chủ tịch Hội đồng Bảo an cho biết các cuộc đànm phán then chốt sẽ diễn ra vào tuần tới.

"Các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bày tỏ quan ngại về tình trạng cứu trợ nhân đạo, cũng như việc đình chỉ các hoạt động thù nghịch đã được thảo luận. Hội đồng lập lại lời kêu gọi, phải hoàn thành nghị quyết 2401 và đến ngày thứ hai 12 tháng 3, Hội đồng sẽ được ông Tổng Thư Ký thuyết trình, về việc hoàn thành nghị quyết số 2401".

Trong khi đó, người đứng đầu về nhân quyền Liên hiệp quốc, ông Zeid Ra'ad el-Hussein cho cuộc họp biết rằng, các cuộc tấn công dã man diễn ra, nhắm vào hàng trăm ngàn thường dân vô tối, mặc dù cứ điểm nầy chỉ có khoàng vài trăm phiến quân mà thôi.

Ông El Hussein cho biết, ông muốn đưa chính phủ Syria ra trước Tòa Án Hình sự Quốc tế.

"Các cáo buộc của chính phủ Syria là họ áp dụng các biện pháp để che chở cho thường dân, thật là buồn cười".

"Vào tháng nầy tại đông bộ Ghouta, theo lời ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc, nơi nầy là 'địa ngục trên trần gian'. Tháng tới hay tháng sau đó, sẽ là những nơi khác mà người dân sẽ sống cảnh địa ngục".

"Quả thật là khẩn cấp để đảo ngược đường hướng chết chóc nầy và đưa Syria ra trước tòa án Hình sự quốc tế", Zeid Ra'ad el-Hussein.
"Không chỉ là do việc ném bom, chúng ta còn có các trường hợp bị bệnh ung thư, rồi các trẻ em, chúng ta có các bệnh nan y nữa, tất cả mọi người nầy rất cần được cứu sống", Tawik Chamaa.
Thế nhưng các quan ngại như vậy, tỏ ra không đầy đủ.

Cựu Công tố viên toà án xét xử tội nhân chiến tranh của Liên hiệp quốc là bà Carla Del Ponte, đã từ bỏ Ủy ban Điều tra Syria sau 5 năm làm việc, vì bà cho biết tòa án chẳng làm được gì cả.

Nga bị cáo buộc là mở cuộc tấn công hóa học bất kỳ vào thường dân và một phúc trình mới của Liên hiệp quốc cho biết, cuộc điều tra xem xét liệu hành động của Nga có cấu thành tội ác chiến tranh hay không.

"Mọi bên, trong cuộc xung đột phải phân biệt rõ ràng các mục tiêu quân sự hợp pháp với thường dân và xử dụng phương pháp hay phương tiện chiến đấu, có thể nhắm thẳng vào mục tiêu quân sự đặc biệt nào đó".

"Qua việc xử dụng bom không được điều khiển, bao gồm các loại vũ khí gây nổ trong các khu vực đông dân, việc nầy tạo nên tội ác chiến tranh khi mở cuộc tấn công bất kỳ, gây thương vong cho thường dân", UN statement.

Nga không hồi đáp, bản phúc trình nói trên.

Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin ra lệnh ngưng bắn mỗi ngày 5 giờ đồng hồ, nhằm cho phép hàng cứu trợ được mang đến, thế nhưng chỉ thị nầy không được tuân hành chặt chẽ.

Các kế hoạch nhằm tổ chức một đoàn xe cứu trợ mới, và để giải cứu thường dân hiện được thảo luận, sau khi chuyến hàng cứu trợ đã bị cắt ngắn, do tình trạng pháo kích vào ngày thứ hai ngày 3 tháng 3.

Tiến sĩ Tawfik Chamaa thuộc Liên đoàn Chăm sóc và Cứu trợ cho biết, thời gian hiện rất khẩn cấp.

"Những người nầy sẽ chết trong vài ngày nữa, nếu chúng ta không mang họ ra ngoài, họ cần việc chăm sóc cấp cứu, mà tại đây chúng ta không có các phương tiện".

"Không chỉ là do việc ném bom, chúng ta còn có các trường hợp bị bệnh ung thư, rồi các trẻ em, chúng ta có các bệnh nan y nữa, tất cả mọi người nầy rất cần được cứu sống", Tawik Chamaa.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share