Ukraine cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt từ Nga

Russia's Sudzha gas pumping station is seen, Sunday, Jan. 11, 2009

The shutdown of a gas pipeline through Russian-held territory in Ukraine is sending a new wave of energy jitters through Europe. Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ukraine đã cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt của Nga, đánh dấu lần đầu tiên cuộc xung đột làm gián đoạn các chuyến hàng đến châu Âu và nếu việc nầy kéo dài, nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường năng lượng. Hàng động này diễn ra trong bối cảnh, Ukraine cáo buộc phe ly khai được Nga hậu thuẫn rút bớt nguồn cung cấp, trong khi Mỹ nói rằng Moscow đang phải vật lộn để đạt được sứ mạng của mình, khi nước này mất đi các nguồn lợi.


Sau nhiều ngày tiến quân chung quanh Kharkiv, một nguồn tin quân sự Ukraine cho biết, các lực lượng còn cách biên giới Nga vài kí lô mét vào sáng thứ Tư hôm qua.

Đây được xem là một trong những bước phát triển nhanh nhất mà Ukraine đã đạt được, kể từ khi đẩy lùi quân đội Nga khỏi thủ đô Kyiv hồi tháng 4.

Trong khi đó Hoa Kỳ tuyên bố rằng, Nga đang gặp khó khăn trong việc đạt được các mục tiêu ở Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ là ông Lloyd Austin nói rằng, ông tin tưởng Tổng thống Nga Vladimir Putin, không muốn đối đầu với NATO trong một cuộc tranh đua quân sự.

“Mục tiêu cấp thiết nhất của chúng tôi, là tiếp tục mang đến cho người Ukraine những khả năng mà họ cần nhất ngay bây giờ, khi cuộc chiến đã chuyển sang Donbas và về phía nam".

"Những tuần tới sẽ rất quan trọng đối với Ukraine”, Lloyd Austin.

Ông cũng không tin rằng, việc Nga sử dụng vũ khí siêu thanh là dấu hiệu của một hành động hướng tới vũ khí nguyên tử.

Trong khi đó Quốc hội Hoa Kỳ đang thông qua ngân khoản viện trợ trị giá 40 tỷ đô la Mỹ cho Ukraine, bao gồm các thiết bị quân sự.

Khoản tài trợ đã được Hạ Viện thông qua vào thứ Ba và đang được chuyển đến Thượng viện.

Còn Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của Mỹ và sự giúp đỡ trong việc điều tra tội ác chiến tranh của Nga.

Ông bày tỏ tin tưởng rằng Ukraine có thể được giải phóng, trong lời tuyên bố mới nhất.

“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, chúng ta có khả năng sửa chữa các cam kết".

"Nó sẽ không phải là một cái gì đó trong bản ghi nhớ, hoặc một số tuyên bố về một khóa học mong muốn, mà sẽ là những bảo đảm pháp lý cụ thể, cũng sẽ được viết trong một cách rõ ràng và chính xác điều gì".

"Chính xác là ai và bằng cách nào đảm bảo cho chúng ta, theo ý Đức Chúa Trời".

"Tất nhiên, tất cả những điều này sẽ không hoạt động trong một hoặc vài ngày, nhưng tôi chắc chắn tháng Năm này sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử của Ukraine”, Volodymyr Zelenskyy.

Cũng trong ngày thứ Tư, Ukraine đã cắt nguồn cung cấp khí đốt của Nga thông qua lãnh thổ, do lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn nắm giữ, cũng như báo cáo hành vi trộm cắp trong nỗ lực đưa khí đốt đến những nơi khác.

Khoảng một phần ba khí đốt của Nga đi qua Ukraine, đến Tây Âu và qua một trung tâm ở khu vực Luhansk.

Nhà điều hành hệ thống truyền dẫn khí đốt của Ukraine, ông Sergey Makogon cho biết mạng lưới này sẽ phải bồi thường cho khối lượng bị đánh cắp.

Ông cảnh báo rằng, quân địch đang can thiệp vào hoạt động của nhà máy vận chuyển khí đốt.

“Thật không may, gần đây chúng tôi phát hiện ra rằng những kẻ chiếm đóng này, họ quyết định ăn cắp khí đốt từ việc vận chuyển để gửi đi nơi khác".

"Chắc chắn chúng tôi không thể chịu đựng điều đó, vì đó là tổn thất rất lớn cho chúng tôi và thực sự, về mặt kỹ thuật, việc nầy sẽ rất khó”, Sergey Makogon.
"Họ nhớ đất đai, rồi đất nước và nhà cửa của họ”, Mario Draghi.
Được biết phần lớn khí đốt có thể được chuyển hướng qua một đường ống khác từ Nga và các báo cáo ban đầu cho thấy điều đó đã xảy ra.

Thế nhưng những ảnh hưởng rộng lớn hơn đối với Nga là không rõ ràng, vì nước này có các hợp đồng dài hạn và các phương tiện vận chuyển khí đốt khác.

Trong khi đó, những người ủng hộ Nga đã tham dự một cuộc biểu tình ở Bulgaria, hô vang các khẩu hiệu chống lại Ukraine, NATO, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Và tại Ý, Thủ tướng Mario Draghi đã nhắc nhở đất nước về sự ủng hộ từ lâu của người tị nạn, trong bối cảnh bị chỉ trích về vai trò của họ trong cuộc xung đột.

Đã có một số ý kiến ​​phản đối việc Ý cung cấp vũ khí, vì có khả năng gây chiến nhiều hơn ở các nước thành viên EU và NATO khác.

Thủ tướng Draghi đưa ra quan điểm nhân đạo này, về cuộc khủng hoảng Ukraine.

“Đúng là những người tị nạn hiện nay, có số lượng lên tới vài triệu người ở Châu Âu".

"Nhưng câu hỏi mà chúng ta nên hỏi là, họ có thực sự muốn ở lại nơi họ đang ở không?".

"Câu trả lời mà tôi đưa ra cho người tị nạn Ukraine là 'Không’, họ muốn quay trở lại vì thực sự luôn nhớ đất nước của họ".

"Họ nhớ đất đai, rồi đất nước và nhà cửa của họ”, Mario Draghi.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share