Úc hết nói chuyện về nhân quyền với Trung quốc

Minister for Foreign Affairs Marise Payne

Minister for Foreign Affairs Marise Payne Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nước Úc đình hoãn mối quan hệ đối tác về nhân quyền với Trung quốc. Việc nầy diễn ra sau khi báo New York Times đăng tải các tài liệu bị tiết lộ cho thấy, Trung quốc đàn áp sắc tộc thiểu số tại vùng Tân Cương ở đông bắc nước nầy.


Sau hai thập niên duy trì quan hệ đối tác về nhân quyền với Trung quốc, bộ Ngoại giao Úc đã đình hoãn chương trình Hợp tác Kỹ Thuật về Nhân quyền.

Việc nầy diễn ra, khi các chính trị gia Úc bày tỏ quan ngại về việc Trung quốc, đối xử tệ hại với các sắc tộc thiểu số tại Tân Cương, theo sau một bài bái đăng trên tờ New York Times.

Bài báo kể ra các tài liệu dài 400 trang, thuộc nội bộ của Đảng Cộng sản Trung quốc bị tiết lộ, theo đó ghi nhận chi tiết các hành động của chính phủ, liên quan đến thiểu số Hồi giáo, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ và người Kazak.

Ngoại trưởng Úc, bà Marise Payne công bố bản thông cáo cho biết, các tin tức gây nhiều lo âu.

“Trước đó tôi đã nêu các quan ngại sâu xa của Úc, về các tin tức về việc tập trung cải tạo người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương".

"Những tin tức gây lo âu nầy tăng cường cho quan điểm của Úc và chúng tôi lập lại các quan ngại đó”, Marise Payne.

Bài báo tường thuật nhà cầm quyền Trung quốc giam giữ đến một triệu người Duy Ngô Nhĩ và Kazak cùng những người khác, trong các trại suốt 3 năm qua.

Các viên chức được khuyên là, nên bảo với thân nhân của những người bị giam giữ rằng ‘họ bị lây nhiễm với virus của bọn khủng bố Hồi giáo’ và vì vậy cần được cách ly.

Nữ phát ngôn nhân về ngoại giao của Lao động là Thượng nghị sĩ Penny Wong, kêu gọi Trung quốc hãy trả lời tin tức nói trên.

“Chúng tôi thúc giục Trung quốc phải đáp ứng bản phúc trình nầy một cách minh bạch và nhanh chóng".

"Chúng tôi tiếp tục cùng với chính phủ liên bang và các quốc gia khác, như được liệt kê trong tuyên bố của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà nước Úc tham dự, theo đó kêu gọi Trung quốc hãy tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế đối với nhân quyền, nhằm chấm dứt việc giam giữ cố ý và giới hạn quyền tự do đi lại”, Penny Wong.

Việc nầy diễn ra chỉ vài ngày, sau khi dân biểu Andrew Hastie và Thượng nghị sĩ James Pateson đều thuộc đảng Tự do, đã bị chính phủ Trung quốc hủy bỏ visa.

Cả hai dự tính tham dự một chuyến đi nghiên cứu vào tháng chạp, thế nhưng các chỉ trích công khai Trung quốc của họ, khiến Tòa Đại sứ Trung quốc yêu cầu họ phải xin lỗi, để có thể cấp lại chiếu khán.

Dân biểu Andrew Hastie cho biết.

“Tôi rất quan ngại và tôi có ở đó trong một thời gian. Tôi đã gặp gỡ những người Úc gốc Duy Ngô Nhĩ mới đây tại văn phòng của tôi ở Quốc hội".

"Mỗi người gặp tôi tại văn phòng đều có gia đình hay bạn bè bị giam giữ tại tỉnh Tân Cương".

"Họ khóc lóc rất nhiều và tôi đã nói chuyện nầy trước Quốc hội Liên bang”, Andrew Hastie.
"Thế nhưng không may, cuộc thảo luận tại Úc đã xuống cấp đáng kể, liên quan đến cường quốc kinh tế tại Á Châu, đó là Trung quốc”, Paul Keating.
Còn Thượng nghị sĩ Pateson tin rằng, việc hủy bỏ chuyến đi là một cơ may bị bỏ lỡ.

“Dường như Trung quốc chẳng muốn đối thoại với những người công khai chỉ trích họ, đó là chuyện hết sức hỗ thẹn." C

"ả Andrew và tôi đều tin tưởng khi đồng ý viếng thăm Trung quốc, bởi vì chúng tôi quan tâm đến việc nghe nhiều câu chuyện về Trung quốc và từ người dân tại đó, về tầm nhìn của họ trên thế giới".

"Chúng tôi cũng có cơ hội chia sẻ quan điểm và những quan ngại của chúng tôi với họ. Quả là một sự sỉ nhục, khi Trung quốc dường như không quan tâm đến việc trao đổi ý kiến một cách tự do”, James Pateson.

Trong khi đó, lãnh tụ đối lập Lao động Anthony Albanese cũng quan ngại về hành vi của Trung quốc, đối với các sắc tộc thiểu số cũng như với các chính trị gia Úc.

“Đó là quan ngại về việc chính phủ Trung quốc ngăn cản hai dân biểu Úc. Tôi không hoàn toàn đồng ý với mọi quan điểm của ông Hastie chẳng hạn".

"Tôi biết ông ta rất rõ kể từ khi ông mới được đắc cử vào Quốc hội. Tôi đồng ý một số ý kiến, thế nhưng một số thì không".

"Tôi nghĩ trong việc giao dịch với Trung quốc, chúng ta cần thực hiện một các ngoại giao và tương kính, trong khi vẫn tranh đấu về quan điểm nhân quyền của chúng ta”, Anthony Albanese.

Còn với cựu Thủ tướng Úc là ông Paul Keating, thì mối quan hệ tương kính và tích cực với Trung quốc, có dính líu đến sự thịnh vượng của nền kinh tế nước Úc.

“Vì vậy nước Úc phải đối phó với hai cường quốc kinh tế mạnh mẽ nhất trên thế giới, đó là Hoa kỳ và Trung quốc".

"Thế nhưng không may, cuộc thảo luận tại Úc đã xuống cấp đáng kể, liên quan đến cường quốc kinh tế tại Á Châu, đó là Trung quốc”, Paul Keating.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share