Chính phủ Turnbull phản pháo trước lời đe dọa của Bắc Hàn

Julie Bishop cho biết Úc không sợ hãi trước ác đe dọa của Bắc Hàn

Julie Bishop cho biết Úc không sợ hãi trước ác đe dọa của Bắc Hàn Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ Turnbull đã phản pháo lại Bắc hàn khi cho biết nước Úc không sợ hãi trước những lời đe dọa của quốc gia ương ngạnh nầy.


Bình Nhưỡng đã chỉ trích Úc có những hành động nguy hiểm qua việc ủng hộ Hoa kỳ cùng những gây hấn về quân sự hoặc chính trị điên cuồng chống lại Bắc hàn.

"Nếu nước Úc tiếp tục tham gia cùng Hoa kỳ trong việc tạo các áp lực về ngoại giao, kinh tế và quân sự chống lại Bắc Hàn bất chấp những cảnh cáo cuả chúng tôi, nước Úc sẽ không thể tránh được nguy hiểm".

Bắc hàn đã ban hành lời cảnh cáo đến nước Úc và đe dọa là một thảm họa không thể tránh được, nếu nước Úc tiếp tục ủng hộ Hoa kỳ và Nam hàn qua các hành động gây hấn về quân sự đối với miền Bắc.

Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Bắc hàn qua một thông cáo của thông tấn xã nhà nước KCNA nói rằng, nước Úc nên ngưng lại việc mù quáng đi theo chính sách xâm lược của cái gọi là đồng minh, ám chỉ nước Mỹ.

Phát ngôn nhân nầy nói rằng nếu Úc trở thành một căn cứ tiền phương trong việc xâm lược Bắc hàn, việc nầy được xem là một hành động tự sát.

Thế nhưng Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop nói rằng lời cảnh cáo đó có tác dụng ngược lại.

""Những lời đe dọa của Bắc Hàn chỉ làm cho chúng ta tăng cường thêm việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình đối với các căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Hàn hoàn toàn chịu trách nhiệm về gia tăng căng thẳng, qua việc tiếp tục các chương trình hỏa tiễn đạn đạo bất hợp pháp và chương trình phát triển vũ khí nguyên tử, rồi đe dọa tấn công các nước khác trong vùng, bất chấp vô số các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc".

Lời cảnh cáo diễn ra nhằm đáp trả việc Ngoại trưởng và Tổng trưởng Quốc phòng  Úc nhấn mạnh rằng về nhu cầu cần phải tạo thêm áp lực ngoại giao lên Bắc hàn trong chuyến viếng thăm Nam hàn.

Phân tích gia cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Úc châu là tiến sĩ Malcolm Davis cho đài ABC biết rằng, Bắc hàn hiện xử dụng chuyến viếng thăm đó để bắt nạt nước Úc,

"Rõ ràng là họ đã khai thác chuyện đó. Sự kiện là bà Julie Bishop và Maris Payne có mặt tại vùng phi quân sự Bàn Môn Điếm, tôi nghĩ Bắc hàn đã theo dõi chuyện nầy".

"Tôi biết bởi vì chính tôi đã có mặt tại Bàn Môn Điếm và đứng không xa biên giới, còn bên kia có binh sĩ Bắc hàn theo dõi".

"Vì vậy vâng, họ dùng chuyện Ngoại trưởng và Tổng trưởng Quốc phòng Úc xuất hiện tại đó mà theo tôi, Bắc hàn tìm cách chia rẽ Mỹ và Úc bằng các đe dọa chúng ta, dĩ nhiên chúng ta không sợ hãi về những chuyện đe dọa như vậy", Malcolm Davis.

Vào sáng hôm chủ nhật, cả hai phía thuộc lưỡng đảng tại Úc đã nhanh chóng lên án những lởi cảnh cáo từ Bắc hàn.

Đầu tiên Bộ trưởng phụ trách nhân viên Quốc phòng Dan Tehan cho đài Sky News biết rằng, Bắc hàn cần phải bị các biện pháp cấm vận của  Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ràng buộc.

"Nếu họ hành động như vậy, toàn thể thế giới sẽ theo dõi chuyện nầy và có thái độ với họ".

"Nếu thế giới không phản ứng gì, chúng ta vẫn tiếp tục hỗ trợ đồng minh của chúng ta là Nam hàn, Nhật bản và mọi quốc gia khác bị Bắc hàn đe dọa", Dan Tehan.

Còn phía Lao động là dân biểu Ed Husic cáo buộc Bắc hàn châm thêm mồi lửa vào một tình hình đã căng thẳng.
"Chúng ta quyết tâm tìm một giải pháp êm thắm cho các căng thẳng gia tăng", Julie Bishop.
Tuy nhiên ông ngụ ý rằng, nước Úc không nên mù quáng theo chân Mỹ và cho đài Sky News biết rằng, chính sách ngoại giao của Úc nên phản ảnh quyền lợi tốt đẹp nhất của nước nầy.

"Tôi nghĩ chính sách ngoại giao của Úc, sẽ phản ảnh những gì tốt đẹp cho nước Úc và những lập trường nào giúp chúng ta mạnh mẽ hơn trong vùng, đặc biệt là với các nước láng giềng của chúng ta".

"Rõ ràng chúng ta có mối quan hệ lâu dài với Mỹ, thế nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể có những quan điểm khác biệt, với tư cách là bạn hữu".

"Tôi nghĩ điều quan trọng là như tôi đã nói, chúng ta làm những gì đúng phải cho đất nước chúng ta trước tiên", Ed Husic.

Cựu đại sứ tại Nam hàn, ông Richard Broinowski cũng cảnh cáo về cách hành xử của Mỹ nữa.

Ông cho đài SBS biết rằng, chính phủ nên hiểu biết rằng căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên không chỉ xuất phát tử Bắc hàn, mà cũng từ Mỹ nữa.

"Gắn kết với đường lối của Mỹ khi nói rằng tất cả là do sự gây hấn của Bắc hàn, theo tôi nghĩ đó là sai lầm bởi vì người Mỹ cũng gây hấn không kém".

"Bằng cách nhấn mạnh trong việc diễn tập quân sự với Nam hàn, bằng cách mang một hạm đội tàu chiến và oanh tạc cơ có thể mang vũ khí nguyên tử bay dọc theo bờ biển đông và tây của bán đảo, chỉ giúp cho giới lãnh đạo Bắc hàn có cớ để đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền rằng, họ đang bị bao vây và hiện bị đe dọa của anh khỗng lồ Mỹ", Ed Husic.

Thế nhưng khi từ Nam hàn quay trở lại Canberra, Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop không cho thấy bất cứ dấu hiệu nào nước Úc sẽ xét lại chiến thuật của mình.

"Tính khi của Bắc hàn là gây hấn, thi hành các hành động bất hợp pháp và đe dọa, nước Úc tiếp tục cộng tác với các đồng minh và các đối tác trong một chiến thuật chung nhằm tạo áp lực tối đa, qua các biện pháp cấm vận kinh tế và ngoại giao lên chính thể Bắc hàn, để nước nầy thay đổi đường lối của họ và chúng ta buộc họ phải trở lại bàn thương thuyết".

"Chúng ta quyết tâm tìm một giải pháp êm thắm cho các căng thẳng gia tăng", Julie Bishop.

Về một điểm cuối cùng trong việc tìm ra một giải pháp ôn hòa, ông Richard Broinowski cho rằng bà Ngoại trưởng hiện đúng về chuyện tiền bạc.

"Điều hy vọng trong chuyện nầy, bà Bishop nhấn mạnh đến 4 lần trong cuộc phỏng vấn, là chúng ta hiện tìm kiếm một giải pháp hoà bình".

"Tôi nghi ngờ là bà ta mới trở về từ Nam hàn và tôi nghĩ bà có lẽ được Nam hàn nhấn mạnh là, bà đến đó không phải là việc trao đổi về quân sự trên bán đảo bởi vì hàng triệu người sẽ chết, tôi nghĩ là bà nhớ rất kỹ về chuyện nầy", Richard Broinowski.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 






Share