Tiến độ biến đổi khí hậu không bị đại dịch làm chậm lại

Another discarded COVID face mask

Another discarded COVID face mask Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong khi có nhiều nghi ngờ về vấn đề biến đổi khí hậu có thể bị chậm lại do đại dịch COVID-19, thế nhưng có những bằng chứng cho thấy vấn đề không phải như vậy. Theo Liên Hiệp Quốc thế giới vẫn đi sau trong cuộc chiến chống thán khi, còn các chuyên gia cho rằng nước Úc hiện tụt hậu trong vấn đề nầy.


Vào bất cứ thời gian nào trong thời buổi đại dịch, có ít xe cộ lưu thông trên đường xá, ít máy bay trên bầu trời và cũng ít tàu du lịch.

Thế nhưng lại có thêm ô nhiễm do việc sử dụng khẩu trang dùng một lần, cũng như các hộp nhựa đựng thức ăn mang đi.

Trước đại hội thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra vào tuần tới, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guiterres cảnh cáo các chính phủ rằng, biến đổi khí hậu hiện diễn ra nhanh chóng hơn dự đoán và lượng khí thải do nhiên liệu hóa thạch đã giảm bớt trong đại dịch.

"Trong thập niên nầy, những gì cần diễn ra là chúng ta phải bắt đầu hành động, không thể chờ đợi thêm một vài thập niên nữa, nếu không chúng ta sẽ mất cơ hội đạt đến tiêu chuẩn của Hiệp Định Paris là giảm nhiệt độ trên thế giới từ 1,5 đến 2 độ bách phân”, Antonio Guiterres.

Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc nói rằng, thế giới đạt đến hạn kỳ, về nhu cầu cần có hành động về khí hậu.

Ông đề nghị việc giảm thiểu khí thải qui mô và ngay lập tức, nhằm ngăn tránh những hậu quả về khí hậu.

Trong phúc trình Thống nhất về Khoa học năm 2020-2021, Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết các mục tiêu giảm bớt khí thải hiện không đạt được và dường như cả thế giới sẽ không đạt được mục tiêu, do Hiệp Định Paris về nóng ấm toàn cầu, là giảm bớt 1,5 độ bách phân trước thời tiền kỹ nghệ.

Giáo sư Will Steffen, khoa học gia về hệ thống địa cầu thuộc Hội đồng Khí hậu nói rằng, nước Úc chưa bao giờ ở trên lộ trình để đạt được mục tiêu, thế nhưng đó không phải là điểm cần ghi nhận.

“Đại dịch COVID-19 thực ra đã cho chúng ta cơ hội để thay đổi hướng đi nhanh chóng hơn, bởi vì năm rồi mức khí thải ước lượng từ 6 đến 7 phần trăm".

'Vì vậy nhân cơ hội nầy để nói rằng, chúng ta nhờ coronavirus để có hướng tiến khác hơn, liên quan đến vấn đề khí thải có thể giữ dưới mức 2 phần trăm”, Will Steffen.

Ông cũng nói rằng chúng ta đang quay trở lại thay vì tiến lên.

“Chúng ta không thấy ảnh hưởng của COVID-19 làm chậm lại hậu quả lên biến đổi khí hậu, vì đây là một thử thách dài hạn".

'Thực vậy, quí vị khó có thể tìm ra hậu quả của việc giảm bớt khí thải 6 phần trăm trong bầu không khí".

"Do đó hãy nhìn theo hướng nầy, khi mức khí thải của chúng ta chỉ còn 94 phần trăm của mức độ một năm trước đây”, Will Steffen.
“Một lưu ý tích cực cho rằng ở cấp độ quốc gia hạng nhỏ của Úc, có một số hành động rất mạnh mẽ của một số tiểu bang ngay trên phạm vi chính trị, như NSW đang phát triển nhanh chóng các dự án năng lượng tái tạo lớn, Nam Úc hoàn toàn là một trong những tiểu bang đi đầu về năng lượng tái tạo, cũng như tại Lãnh Thổ Thủ Đô, để các hành động được thực hiện ở cấp tiểu bang”, Will Steffen.
Vào tháng 11 sắp tới, Anh quốc sẽ tổ chức Hội nghị Liên Hiệp Quốc Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 tại Glasgow.

Trước hội nghị, cả Anh lẫn Mỹ kêu gọi Úc hãy gia tăng nỗ lực trong việc chống lại khí thải.

Thế nhưng chỉ trong tuần rồi, chính phủ Anh đã bị chỉ trích mạnh mẽ, vì đã tạo căn bản cho Úc về việc thay đổi mục tiêu khí hậu.

Một email bị hé lộ từ một viên chức cao cấp trong nội các Anh được Sky News tại Anh có được, cáo buộc chính phủ Anh đồng ý bỏ qua một số cam kết trong Hiệp Định Paris, nhằm làm vừa lòng Úc để đạt được thỏa ước tự do mậu dịch.

“Điều đáng buồn là tại nước Úc, chúng ta vẫn còn chấp thuận việc khai thác các mỏ than mới, những mỏ khí mới và tiếp tục như vậy, thế nhưng chúng ta chúng ta hiện đi vào con đường gia tăng khí thải, chứ không giảm bớt mà lại gia tăng trong tương lai”, Will Steffen.

Trong khi đó, chất thải trên mặt đất lại gia tăng, đặc biệt là các khẩu trang trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày của nhiều người Úc trong thời đại dịch.

Bà Pip Kiernan là chủ tịch của Tổ chức Dọn Sạch nước Úc cho biết, các tình nguyện viên cho tổ chức nầy biết rằng, họ trông thấy hàng đống khổng lồ các khẩu trang vất đi.

“Số lượng khẩu trang chúng ta dùng một lần quả hết sức khổng lồ trên khắp thế giới, chứ chẳng riêng gì tại Úc".

'Các nghiên cứu mới đây cho thấy, có đến 129 tỷ khẩu trang xài một lần rồi bỏ, đã bị vất đi vào môi trường trên khắp thế giới, tính ra mỗi phút có 3 triệu cái".

"Nếu quí vị nghĩ đến nguyên liệu để sản xuất, thì nó gồm có các loại nhựa, rồi kim loại, cao su ở giây đeo, chúng phải mất 450 năm để tan rả”, Pip Kiernan.

Thế nhưng không phải tất cả mọi chuyện đều là sự diệt vong và u ám.

Giáo sư Steffen nói rằng mức độ thay đổi cần được khuếch đại và trong khi cách quan trọng nhất để làm chậm biến đổi khí hậu, là ngừng mở rộng ngành nhiên liệu hóa thạch thì vẫn còn có hy vọng.

“Một lưu ý tích cực cho rằng ở cấp độ quốc gia hạng nhỏ của Úc, có một số hành động rất mạnh mẽ của một số tiểu bang ngay trên phạm vi chính trị, như NSW đang phát triển nhanh chóng các dự án năng lượng tái tạo lớn, Nam Úc hoàn toàn là một trong những tiểu bang đi đầu về năng lượng tái tạo, cũng như tại Lãnh Thổ Thủ Đô, để các hành động được thực hiện ở cấp tiểu bang”, Will Steffen.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share