Các ngôi sao thể thao kêu gọi chính phủ Úc có hành động mạnh mẽ đối với biến đổi khí hậu

Dacid Pocock

David Pocock Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cựu thủ quân đội tuyển ruby Wallabies của Úc là ông David Pocock phát động một chiến dịch hành động về khí hậu mang tên ‘Cool Down’, được hàng trăm nhân vật nổi tiếng trong ngành thể thao Úc ủng hộ. Họ kêu gọi chính phủ hãy hành động nhiều hơn để chống lại hậu quả tai hại của tình trạng biến đổi khí hậu.


Là một cầu thủ lão thành khi tham dự 78 trận đấu của đội tuyển ruby nổi tiếng của Úc là Wallabies, cựu thủ quân David Pocock hiện quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu.

Chiến dịch có tên là ‘Cool Down’ qui tụ các danh tài thể thao Úc với hơn 300 người đã ký vào một bản kiến nghị, nhằm kêu gọi đẩy mạnh việc hạ thấp mức thải khí của nước Úc.

Ông tin rằng, với danh tiếng mạnh mẽ về thể thao của Úc, cũng có thể dẫn đến hành động mạnh mẽ không kém về biến đổi khí hậu.

“Chúng ta có thể làm tương tự đối với khí hậu, dù là một nước nhỏ điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể dẫn đầu và sẽ nhận được những thắng lợi từ hành động mạnh mẽ, cũng như sẽ tiến theo con đường đó”, David Pocock.

Hồi đầu năm nay nước Úc bị xếp hạng cuối cùng trong số 193 quốc gia trong một phúc trình hành động của Liên Hiệp Quốc, nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Giám đốc Viện Biến đổi khí hậu thuộc Đại học Quốc gia Úc là ông Mark Howden cho biết, nước Úc có cơ hội leo cao hơn trong bảng sắp hạng.

“Đó là chọn lựa của nước Úc liệu chúng ta có muốn trở thành người lãnh đạo hay liệu chúng ta chịu cầm đèn đỏ".

"Vào lúc nầy liên quan đến các hoạt động, không may chúng ta đứng ở cuối bảng, chẳng phải là kẻ lãnh đạo tại đây”, Mark Howden.

Có một số danh thủ thể thao trong chiến dịch ‘Cool Down’ bao gồm ngôi sao bóng bầu dục AFL là Lance Franklin, cũng như tay bơi đoạt huy chương vàng Thế Vận Hội là Cate và Bronte Campbell.

Còn ngôi sao bóng ném là Liz Ellis là cựu thủ quân của đội tuyển quốc gia, cho biết ý tưởng về việc nước Úc đứng cuối bảng qua vấn đề biến đổi khí hậu đã khiến cầu thủ nầy quan tâm đến.

“Là một người dân Úc, tôi không cảm thấy dễ chịu khi ngồi chết dí ở cuối bảng, đây là những gì tôi nghĩ với tài nguyên lớn lao sẵn có, ánh nắng mặt trời cùng năng lượng gió, nước Úc có thể là một nhà lãnh đạo trên thế giới”, Liz Ellis.

Khi Ủy ban Liên Chính phủ về Khí hậu ra tín hiệu đỏ hồi đầu tháng nầy, dự đoán nhiệt độ trái đất sẽ tăng 1,5 độ vào năm 2030.

Tuyên bố một ngày sau khi bản phúc trình được công bố, Thủ Tướng Scott Morrison cho biết nước Úc sẽ hành động về phần mình.

“Chính phủ không cần thêm động lực về sự cần thiết phải hành động, đó là lý do tại sao chúng tôi đang thực hiện".

'Đó là lý do vì sao chúng tôi đã đầu tư 20 tỷ đô la trong 10 năm tới vào công nghệ biến đổi điều này".

"Không có mối tương quan trực tiếp, giữa hành động mà Úc thực hiện và nhiệt độ ở Úc".

"Tôi không nghĩ có ai đang gợi ý điều đó. Nhiệt độ ở Úc được xác định bởi những gì đang xảy ra trên khắp thế giới, tất cả chúng ta đều hiểu điều đó".

"Thế nhưng Úc phải là một phần của vấn đề đó và đang thực hiện như một phần của chuyện đó”, Scott Morrison.
'Đó là những gì sẽ ảnh hưởng đến mọi người dân Úc tại thành thị cũng như nông thôn”, David Pocock.
Trong khi đó, ông Pocock cũng hiểu rằng các ngôi sao thể thao cùng nhau ra một thông cáo chung về biến đổi khí hậu, việc nầy có thể khiến một số thành phần trong cộng đồng giận dữ vì họ tin rằng, thế giới phát triển đã và đang làm đủ để chiến đấu chống lại hậu quả của việc thải khí.

“Là các lực sĩ, chúng ta hiểu rằng có người bảo là hãy lo chuyện thể thao đi".

"Thế nhưng chúng ta có gia đình, chúng ta yêu mến cộng đồng và muốn cho thế hệ sắp tới của nước Úc có cùng cơ hội như chúng ta".

'Vì vậy chúng tôi hy vọng việc nầy sẽ thêm vào áp lực lên chính phủ, hãy thực sự hành động vì quyền lợi tốt nhất cho mọi người dân Úc, chứ không chỉ một số nhỏ chính trị gia hay các công ty khai thác nhiên liệu hóa thạch”, David Pocock.

Còn ông Mark Howden cũng là phó chủ tịch của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu cho biết công việc trước mắt là hết sức lớn lao.

“Chúng ta phải đạt được mức thải khi bằng không vào năm 2050 và thực sự giảm bớt đáng kể hiệu ứng nhà kính với các loại khí như mê-tan".

'Vào lúc nầy, chúng ta chẳng ở trong vị trí gần với mức thải khí bằng không tại Úc vào năm 2050”, Mark Howden.

Và nếu thế giới không để ý đến những lời cảnh cáo của các nhà khoa học, các danh thủ thể thao hàng đầu tại Úc cho biết, điều nầy không chỉ có họ là phải trả giá cho chuyện nầy.

"Đó không chỉ là các môn thể thao chuyên nghiệp, mà cả thể thao tận gốc rễ sẽ bị ảnh hưởng, bởi vì nhiều câu lạc bộ không có tài nguyên để thích ứng".

"Chúng ta từng thấy các câu lạc bộ hiện vất vả trong việc trả tiền bảo phí gia tăng, do nạn hạn hán, cháy rừng và lụt lội".

'Đó là những gì sẽ ảnh hưởng đến mọi người dân Úc tại thành thị cũng như nông thôn”, David Pocock.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share