Cuộc khảo sát cho thấy nhiều người Úc nghi ngờ về người tỵ nạn

The Norwegian ship Tampa positioned off Christmas Island, in August 2001

The Norwegian ship Tampa positioned off Christmas Island, in August 2001 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc nghiên cứu mới tìm thấy có khoảng phân nửa dân Úc nghi ngờ những người đến nước Úc có thể không phải là người tỵ nạn thực sự.


Trên toàn thế giới vấn đề người tỵ nạn đã trở thành một chủ đề nóng hổi khi các quan ngại nói trên ngày càng gia tăng mặc dù đa số ủng hộ nguyên tắc tỵ nạn do chiến tranh hay bị đàn áp.

Một cuộc thăm dò mới của hãng Ipsos tiết lộ, đa số người được hỏi đều ủng hộ việc tỵ nạn từ một cuộc chiến tranh hay một nơi bị đàn áp.

Tuy nhiên Giám đốc Ipsos tại Úc là ông David Elliott cho biết trên toàn thế giới, vấn đề người tỵ nạn đã trở thành một đề tài nóng bỏng và nhiều quan ngại hiện được nêu lên trên khắp thế giới.

“Trên khắp Âu châu, chúng ta thấy những đoàn người tỵ nạn băng qua Trung đông và Phi châu".

"Có nhiều tin tức theo dõi về số phận của người tỵ nạn, đặc biệt tại Úc hiện có một cuộc thảo luận đang diễn ra về việc “ngăn chận tàu thuyền’.

"Tôi nghĩ những người nằm trong lãnh vực bị quan ngại nầy, đều lo lắng về những gì xảy ra trên thế giới với người tỵ nạn và làm thế nào chúng ta thực sự đối phó với vấn đề”,David Elliott.

Cuộc thăm dò tiết lộ, có đến 63 phần trăm người dân Úc ủng hộ cho quyền được tầm trú, thế nhưng ngày càng có nhiều người ủng hộ việc đóng cửa biên giới.

Ông nói rằng, phân nửa người dân Úc đặt nghi vấn về việc liệu việc tỵ nạn là chân thực hay không, thế nhưng nước Úc không quan ngại nhiều như các nước khác.

“Chúng ta đi đến kết luận có lẽ còn tích cực hơn, liên quan đến việc liệu chúng ta nghi ngờ những người đến Úc, có thật là người tỵ nạn hay không".

"Vì vậy khoảng phân nửa những người trên thế giới, chính xác là 54 phần trăm đều nghi ngờ, thế nhưng tại Úc chúng ta có con số thấp hơn như vậy”, David Elliott.

Tuyên bố tại Geneva vào dịp phát hành phúc trình có tên là ‘Khuynh hướng Toàn cầu’ của Liên hiệp quốc trong năm nay, Cao Ủy Trưởng Tỵ Nạn Liên hiệp quốc là ông Filippo Grandi thừa nhận rằng, không phải mọi người tỵ nạn đều thực sự, thế nhưng lại không phủ nhận những khổ đau mà đa số đã trải qua.

“Đây là phong trào của những người đến đây vì nhiều lý do, mà chúng ta có thể gọi là một đợt sóng người lẩn lộn và không còn nghi ngờ gì về chuyện đó cả".

"Một số người ra đi để tìm các cơ hội kinh tế tốt hơn và những người khác tuy nhiên tôi đã có mặt chứng kiến họ trốn chạy vì những cảnh bạo động khủng khiếp xảy ra cho họ”, Filippo Grandi.

Chính sách giam giữ người tỵ nạn và tầm trú của nước Úc đã bị quốc tế lên án và ông Grandi nói rằng, quốc gia nầy trong số những nước đầu tiên, đối phó với vấn đề trên căn bản đại qui mô.

“Việc nầy diễn ra sớm hơn tại Úc hơn những nơi khác. Đây là cuộc khủng hoảng về tình liên đới mà tôi đã lưu ý".

"Việc xác định lý lịch người tỵ nạn và người tầm trú với các khó khăn, thay vì họ đang trốn chạy các khó khăn tại nước họ”, Filipppo Grandi.
"Vì vậy chúng tôi đến Tân tây Lan vào ngày 28 tháng 9 năm 2001, trên sân bay của phi trường Auckland mà chúng tôi tự nhiên thấy quen thuộc, vì lần đầu tiên chúng tôi cảm thấy đứng trên vùng đất vững chắc”, Abbas Nazari.
Tuy nhiên ông Grandi nói rằng, các quốc gia đang phát triển hơn là các nước Tây phương, hiện gánh chịu cuộc khủng hoảng về người tỵ nạn và chứa chấp đến 70,8 triệu người lánh nạn chiến tranh và đàn áp.

Chính sách của Úc đã bị chỉ trích, với giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế về Tỵ nạn Andrew và Renata Kaldor, thuộc đại học New South Wales là giáo sư Jane McAdam, cho đài SBS biết rằng nước Úc hiện phá vỡ luật quốc tế trong việc đối xử với người tỵ nạn.

Trong khi đó, cuộc thăm dò Ipsos tiết lộ rằng, có 40 phần trăm người Úc đồng ý nên đóng cửa biên giới và mức độ nầy gia tăng thêm 5 điểm kể từ năm 2017.

Một tỷ lệ tương tự tin rằng, hầu hết người tỵ nạn thất bại trong việc hội nhập và xã hội mới của Úc, trong khi một tỷ lệ hơi cao hơn tin rằng họ có thể thành công.

Ông David Elliott tin rằng, người dân Úc thấy được sự khác biệt giữa di dân và người tỵ nạn.

“Cộng đồng hiện phân biệt về người tỵ nạn, từ chuyện di trú và chủ thuyết đa văn hóa diễn ra ở các cấp bậc cao nhất, vì vậy tôi nghĩ là nếu người ta có những quan ngại về tính chất trung thật của người tỵ nạn, có lẽ có những lo lắng về khả năng hội nhập hay thái độ của họ sẵn sàng trong việc hội nhập”.

Chính sách tỵ nạn của Úc có thể xem bắt nguồn từ sau vụ tàu Tampa, khi có hơn 430 người phần lớn thuộc sắc tộc Hazaras ở A Phú Hãn, đã được một chiếc tàu chở hàng của Na Uy, có tên là Tampa cứu vớt, hồi năm 2001.

Thủ tướng thời bấy giờ là ông John Howard, từ chối việc cho phép những người tỵ nạn được đổ bộ lên đất Úc và họ bị đưa sang Nauru, để cứu xét tình trạng của họ.

Cuối cùng, 150 người được phép vào Tân tây Lan.

Trong số đó là em Abbas Nazari, lúc đó mới 7 tuổi.

11 năm sau vào năm 2012 trong một cuộc nói chuyện, em nói về việc đến Auckland với tư cách là người tỵ nạn, trong lúc chẳng có ý kiến gì về nơi chốn em đến.

“Ai là người Tân tây Lan và nước nầy như thế nào? Đó là những gì chúng tôi suy nghĩ, thế nhưng chúng tôi không quan tâm vì Tân tây Lan là nơi cuối cùng của chuyến hải hành trong 6 tháng".

"Vì vậy chúng tôi đến Tân tây Lan vào ngày 28 tháng 9 năm 2001, trên sân bay của phi trường Auckland mà chúng tôi tự nhiên thấy quen thuộc, vì lần đầu tiên chúng tôi cảm thấy đứng trên vùng đất vững chắc”, Abbas Nazari.

Đến năm 2016, em tốt nghiệp ưu hạng danh dự về môn quan hệ quốc tế và chính sách ngoại giao của đại học Canterbury và tuần nầy, em được học bổng Fullbright, để tiếp tục việc học ở Nữu Ước.

Em cho biết, được trao cho cơ hội tạo dựng cuộc sống mới, em và các bạn tỵ nạn đã nắm lấy bằng cả đôi tay.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share