Người tỵ nạn khuyết tật đối diện những rào cản đáng kể trong việc định cư

A man in a wheelchair

A man in a wheelchair Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc nghiên cứu mới tìm thấy nhiều người tỵ nạn khuyết tật gặp những trở ngại đáng kể trong việc định cư tại Úc.


Tổ chức đứng sau bản phúc trình nói trên hy vọng những đề nghị của họ sẽ dẫn đến việc gia tăng tài trợ để có nhiều người tỵ nạn khuyết tật có thể tiếp cận các dịch vụ định cư.

Con số những người tỵ nạn bị khuyết tật đến định cư tại nước Úc đã gia tăng từ năm 2012, khi một chính sách kỳ thị đã bị bãi bỏ, thế nhưng ông Asher Hirsch thuộc Hội đồng Tỵ nạn Úc châu cho biết, việc thay đổi chính sách không đi kèm với các khoản trợ cấp phụ gia.

“Vì vậy trong năm 2012, chính phủ Úc hủy bỏ chính sách kỳ thị, theo đó loại bỏ những người tỵ nạn khuyết tật trong việc định cư và điều nầy rất được hoan nghênh trong lãnh vực nầy và từ các cộng đồng tỵ nạn khác nhau".

"Thế nhưng trong khi chúng ta chứng kiến sự gia tăng trong con số người tỵ nạn bị khuyết tật đến đây, thì chính phủ đã không di chuyển các khoản tài trợ thêm nữa, để cung cấp cho các dịch vụ cho người khuyết tật và các dịch vụ cần thiết khác, hầu giúp đỡ cho những người tỵ nạn khuyết tật mới đến, để họ được hỗ trợ và tiếp cận những gì họ cần đến”, Asher Hirsch.

Ông Hirsch là tác giả của một phúc trình có tên là Những Rào Cản và Các Loại Trừ: sự hỗ trợ cần thiết cho những người tỵ nạn khuyết tật mới đến.

Bản phúc trình tìm thấy một số các trở ngại, bao gồm việc tiếp cận và hỗ trợ, thiếu sót chương trình gia cư thích hợp và việc hỗ trợ không đầy đủ của Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia.

Phúc trình đã được công bố, trong cuộc họp thường niên của Hội đồng Tỵ nạn Úc châu, nhằm tìm cách nhắc nhở chính quyền phải hành động, cũng như các cơ quan liên hệ như Cơ quan Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia gọi tắt là NDIA.

Ông cho rằng một số người hiện thiếu sót các dịch vụ, đơn giản là do họ không biết quyền lợi của mình.

“Vì vậy trong khi họ có thể tiếp cận hợp pháp các tổ chức như NDIS, tức Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia, thì đó là vấn đề nhận được sự hỗ trợ và hiểu biết về việc, làm thế nào để tiếp cận dịch vụ nầy và nạp đơn xin".

"Vì vậy có cả một hàng rào cản trở như ngôn ngữ, và rõ ràng là người ta không biết làm thế nào hệ thống khuyết tật hoạt động tại nước Úc”, Asher Hirsch.
"Tôi vui sướng khi cho rằng, NEDA tức Liên Minh Những Người Khuyết tật Sắc tộc Toàn quốc, hiện giải quyết một số lượng đáng kể công việc với Cơ quan Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc, với hy vọng nay mai những người có visa tỵ nạn và nhân đạo, có thể nạp đơn với cơ quan thích hợp, để có các con số đăng ký hầu tiếp cận dịch vụ theo với chương trình”, Dwayne Cranfield
Trong khi đó, Chủ tịch của Liên Minh Sắc tộc Người Khuyết tật Toàn quốc viết tắt là NEDA, là ông Dwayne Cranfield nói rằng, một trong các lý do vì sao số người xử dụng dịch vụ lại thấp, có thể qui vào sự kiện kỳ thị.

“Vấn đề tại Úc là chúng ta chiến đấu với nạn kỳ thị mỗi ngày và tôi muốn nói to lên rằng, chủ nghĩa kỳ thị tại đất nước nầy liên quan đến việc chúng ta đối xử với những người thuộc nguồn gốc sắc tộc và văn hóa khác nhau qua màu da của họ".

"Đó là chuyện chúng tôi luôn thấy trong NEDA,Liên Minh Những Người Khuyết tật Sắc tộc Toàn quốc, chúng tôi đã nghe các câu chuyện vào mọi lúc, về sự kiện họ thiếu các thông tin, hay những người khác quyết định không cung cấp thông tin chính xác"..

"Cũng có những người nghĩ rằng, họ cần biết hay xem xét sự thực liên quan đến đến quyền lợi của họ, hay những gì họ cần đến, hoặc một sự điều chỉnh thích hợp cho cuộc sống của họ”, Dwayne Cranfield..

Ông cũng cho rằng, bản phúc trình của ông Asher Hirsch sẽ được phân phối rộng rãi và ông hy vọng, việc tranh đấu vẫn tiến hành, sẽ dẫn đến việc có nhiều người tỵ nạn khuyết tật, nhận được các giúp đỡ cần thiết.

“Liên Minh Những Người Khuyết tật Sắc tộc Toàn quốc, NEDA và các tổ chức chính yếu như FECCA, Liên đoàn các Cộng đồng Sắc tộc Úc châu, đã tranh đấu mạnh mẽ với NDIA, Cơ quan Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc, để tìm cách cải sửa chuyện nầy".

"Tôi vui sướng khi cho rằng, NEDA tức Liên Minh Những Người Khuyết tật Sắc tộc Toàn quốc, hiện giải quyết một số lượng đáng kể công việc với Cơ quan Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc, với hy vọng nay mai những người có visa tỵ nạn và nhân đạo, có thể nạp đơn với cơ quan thích hợp, để có các con số đăng ký hầu tiếp cận dịch vụ theo với chương trình”, Dwayne Cranfield.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share