Slovenia ngưng sử dụng vắc xin Johnson and Johnson

Riot police block a protest against vaccination measures in Ljubljana, Slovenia

Riot police block a protest against vaccination measures in Ljubljana, Slovenia Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một trường hợp tử vong tại Slovenia dẫn đến việc ngưng sử dụng vắc xin Johnson and Johnson, trong lúc nhà cầm quyền mở cuộc điều tra. Trong khi đó tại Mỹ, các cuộc tranh luận về việc bắt buộc tiêm chủng vắc xin vẫn tiếp tục.


Hôm qua thứ tư ngày 29 tháng 9, chính phủ Slovenia đã đình hoãn việc sử dụng vắc xin Johnson and Johnson, sau cái chết của một phụnữ 20 tuổi.

Bộ Trưởng Y tế là Janez Poklukar cho biết, người nầy chết vì một cơn đột quỵ hai tuần sau khi chích ngừa và các chuyên gia hiện điều tra xem liệu có mối liên hệ hay không.

Bà Bojana Beovic là một nhân viên y tế của chính phủ phụ trách việc chủng ngừa nói rằng, đó là một biện pháp đề phòng.

“Tất cả chúng tôi đều khiếp đảm và tôi muốn gởi lời phân ưu đến gia đình người quá cố".

'Chúng tôi kết luận tại cuộc họp của lực lượng chiến thuật rằng, vụ nầy có thể liên quan đến vắc xin và chúng tôi tạm thời ngưng việc tiêm chủng, với vắc xin đặc biệt là Johnson and Johnson".

'Chúng tôi cầ̀n ngưng lại cho đến khi có thêm thông tin về vụ nầy, để sau đó có thể quyết định những gì sẽ làm và việc sử dụng vắc xin thế nào trong tương lai”, Bojana Beovic.

Loại vắc xin chỉ chích một mũi được xem khá phổ biến tại Slovenia trong những tuần lễ vừa qua, sau khi nhà cầm quyền cho phép việc sử dụng để chống COVID-19.

Cho đến nay đã có 120 ngàn liều đã được tiêm chủng trên khắp nước, với trường hợp tử vong của người phụ nữ nầy có lẽ là trường hợp thứ hai bị phản ứng mạnh mẽ.

Trong khi đó, dân số của nước nầy khoảng 2 triệu người thì có 48 phần trăm đã được tiêm chủng, cũng giống như các quốc gia Đông Âu khác hiện chứng kiến một đợt lây nhiễm gia tăng.

Tuy nhiên các căng thẳng diễn ra tại thủ đô Ljubljana của nước nầy, khi có khoảng 10 ngàn người xuống đường chống lại việc tiêm chủng vắc xin.

Họ bị cảnh sát dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán, và đây là lần thứ hai trong tháng.

Bà Katja Zupan, một cư dân tại thủ đô Ljubljana có quan điểm hết sức mạnh mẽ chống lại việc tiêm chủng.

“Đầu tiên tôi đến đây là vì tương lai của con cái tôi, tương lai của thế hệ sắp tới, bởi vì thái độ điên khùng chống lại vắc xin cần phải chấm dứt".

"Chỉ có quyền lực của người dân, quyết định của những đầu óc sáng suốt cũng như quyền sáng tạo của một xã hội mới, để có thể xây dựng một tương lai mới".

"Nếu chúng ta không đứng lên tranh đấu cho chính mình, cho nhân loại, thì chúng ta sẽ thảm bại”, Katja Zupan.

Trong khi đó tại Mỹ,Hội đồng Thành phố Los Angeles chuẩn bị việc bỏ phiếu, liệu họ có yêu cầu người dân phải có bằng chứng chủng ngừa đầy đủ, để tham dự một loạt các thương vụ và những nơi công cộng hay không.

Trước đây, việc bắt buộc tiêm chủng được loan báo đối với khách hàng và nhân viên ở một quán rượu, cơ sở chế biến rượu, khách sạn và các buổi tiếp tân trong nhà, bắt đầu vào tháng tới.

Việc nầy nay nới rộng cho các cơ sở thể thao và phòng tập thể dục, viện bảo tàng, spa và viện thẩm mỹ.

Bà Nury Martinez là chủ tịch hội đồng thành phố Los Angeles cho biết, bà hy vọng việc bắt buộc sẽ khuyến khích nhiều người chủng ngừa.

“Như tôi đã nói trước đây, chúng tôi quá mệt mõi để bảo vệ cho những người không muốn bảo vệ cho chính họ qua việc đi tiêm chủng".

'Đó là lý do vì sao hôm nay, hội đồng thành phố bỏ phiếu về việc bắt buộc chủng ngừa, cho các cuộc hội họp trong nha"̀.

"Chúng ta cần giới hạn việc lây lan virus, cũng như chắc chắn rằng những kẻ không chủng ngừa sẽ gặp nhiều bất tiện, khi muốn sinh hoạt trong nhà".

'Nếu không thì cuộc sống của những người khác sẽ bị nguy ngập, đặc biệt đối với dân số lớn nhất chưa được chủng ngừa, đó là trẻ em dưới 11 tuổi”, Nury Martinez.
'Tôi nghĩ vắc xin chắc chắn là một trong những điều cứu mạng chúng ta, đặc biệt là những bậc cao niên trong các nhà dưỡng lão”, Anna Petti.
Việc bắt buộc cũng được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi ở Nữu Ước, tuy nhiên không phải mọi công nhân đều hài lòng với chuyện nầy.

Bà Anna Petti là một nhà vật lý trị liệu, có quyền miễn trừ tạm thời vì lý do tôn giáo và bà tin rằng, một thẩm phán sẽ duy trì quyền miễn trừ, khi tòa án đưa ra phán quyết vào đầu tháng 10.

Một thẩm phán liên bang đang xem xét một thách thức pháp lý cho rằng, việc miễn trừ như vậy là bắt buộc theo hiến pháp.

Bà Petti cho biết, việc không muốn tiêm phòng không khiến bà trở thành một người chống chủng ngừa vắc xin.

“Tôi không phải là người tự xem là chống lại vắc xin, tôi nghĩ vắc xin rất quan trọng cho một số dân chúng và tôi có những thành viên trong gia đình đã tiêm chủng".

'Tôi nghĩ vắc xin chắc chắn là một trong những điều cứu mạng chúng ta, đặc biệt là những bậc cao niên trong các nhà dưỡng lão”, Anna Petti.

Trong khi đó, YouTube đang hành động chống lại thông tin sai lệch COVID-19, đưa đến việc đóng cửa hai kênh tại Đức của đài truyền hình nhà nước Nga có tên là RT.

YouTube thuộc sở hữu của Google cho biết, chi nhánh RT tại Đức đã nhận được cảnh cáo, vì tải lên tài liệu vi phạm tiêu chuẩn của YouTube về thông tin sai lệch COVID-19 và do đó, đã bị tạm ngừng tải video mới lên kênh của mình.

Trong một tuyên bố, YouTube cho biết chi nhánh RT tại Đức đã cố gắng vượt qua hạn chế, bằng cách sử dụng một kênh YouTube khác để tải video của mình lên, dẫn đến việc cả hai kênh đều bị chấm dứt.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết, họ sẽ yêu cầu các cơ quan chính phủ có liên quan, thực hiện các biện pháp trả đũa đối với truyền thông Đức và YouTube, đồng thời nói thêm rằng phản ứng như vậy ‘không chỉ phù hợp mà còn cần thiết’.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share