Các chính phủ trên thế giới tìm cách quản lý bền vững COVID-19

French President Macron has announced extra resources for mental health

French President Macron has announced extra resources for mental health Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các chính phủ hiện chuyển sang việc quản lý và phục hồi bền vững, vì các trường hợp nhiễm coronavirus và tử vong tiếp tục gia tăng. Pháp đã tập trung vào sức khỏe tâm thần, trong khi các nước Đông Âu bắt đầu thúc đẩy tiêm chủng liều thứ ba. Tại Nhật Bản, chính phủ đang xem xét việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp để giảm bớt áp lực lên nền kinh tế.


Tại Pháp các cuộc khám bệnh tâm thần sẽ được chính phủ tài trợ bắt đầu vào năm tới, giữa lúc các nhận thức ngày càng gia tăng cũng như có nhiều quan ngại về tầm quan trọng của sức khoẻ tâm thần.

Tổng Thống Pháp, Emmanuel Macron cho biết, đại dịch coronavirus đã mang lại nhiều khó khăn trước mắt.

“Đại dịch đã đánh dấu sự trở lại của những gì đã bị kìm hãm, nếu tôi có thể nói như vậy".

'Chúng tôi nhận ra rằng sức khỏe là một tổng thể, một quá trình liên tục và hậu quả sâu xa của một trận dịch cũng liên quan đến sức khỏe tâm thần, với nhu cầu giải quyết vấn đề này thậm chí còn quan trọng hơn nữa”, Emmanuel Macron.

Chính phủ Pháp cũng loan báo các liệu pháp chữa trị miễn phí cho trẻ em và người trẻ hồi đầu năm nay và hiện có kế hoạch nới rộng việc nầy cho mọi người.

Điều nầy diễn ra khi con số các ca nhiễm và tử vong do COVID-19, tiếp tục gia tăng trên khắp thế giới.

Tại Nga, số tử vong hàng ngày đạt mức kỷ lục vào hôm thứ ba, với 852 người chết.

Ông Piotr Zubarov là Phó Giám đốc Bệnh viện Các Bệnh Lây nhiễm tại Nizhny Novgorod cho biết, trong khi diễn biến của chứng bệnh không thay đổi, thế nhưng nhiều bệnh nhân đã trở bệnh nặng nhanh chóng hơn.

“Không có thay đổi nhiều về cách thức mà dịch bệnh COVID-19 tiến triển, điều lưu ý duy nhất là khoảng thời gian từ khi bệnh khởi phát đến khi chuyển sang trạng thái nguy kịch có thể rất ngắn".

'Các hội chứng tiêu hóa hiện đang đi kèm với nhiễm trùng coronavirus, mà điều này đã không xảy ra trước đây".

'Thực tế không có trường hợp nào bị mất khứu giác, bệnh nhân hiện nay hiếm khi báo cáo điều này".

'Nói chung, các triệu chứng giống như đối với bất kỳ bệnh cảm lạnh nào khác”, Piotr Zubarov.

Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng vẫn thấp với chỉ có 32 phần trăm tại quốc gia có 146 triệu dân là nhận được ít nhất một mũi vắc xin, còn 28 phần trăm nhận đủ 2 liều.

Còn Romania tụt hậu khá xa, với chỉ có hơn 27 phần trăm người lớn ở nước nầy chủng ngừa đầy đủ.

Tuy nhiên, quốc gia có 19 triệu dân nầy vẫn tiến hành việc tiêm chủng mũi vắc xin thứ ba, cho những người đã chích mũi thứ hai sáu tháng trước đây.

Bà Valeriu Gheorghita là điều hợp viên chiến dịch chủng ngừa tại Romania nói rằng, có nhiều rào cản trước mắt.

“Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài trước mặt. Tỷ lệ tiêm chủng rõ ràng là không đủ để hạn chế hậu quả tiêu cực của đợt thứ 4, đặc biệt là với các bệnh nhiễm biến thể Delta".

'Đây là lý do tại sao những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương như nhóm trên 65 tuổi, những người có các bệnh lý tiềm ẩn và đã hoàn thành lần tiêm chủng cuối cùng của họ hơn 6 tháng trước, kể từ hôm nay họ sẽ được hưởng lợi từ liều tăng cường nầy, nhằm tái lập hiệu quả của vắc xin”, Valeriu Gheorghita.
'Kể từ lần tiêm thứ hai nếu được hơn tám tháng, thì dựa trên ý kiến của Hội đồng Cân Nhắc, việc chuẩn bị sẽ được thực hiện để có thể bắt đầu tiêm mũi thứ 3 vào cuối năm nay”, Yoshihide Suga.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ các viên chức cho biết có 400 ngàn người tiêm chủng mũi tăng cường hồi cuối tuần qua.

Kể từ giữa tháng 8, có 2,66 triệu người Mỹ đã tiêm 3 mũi vắc xin Pfizer.

Điều hợp viên Chống Coronavirus tại Tòa Bạch Ốc là ông Jeffery Zients cho biết, các con số chủng ngừa cho thấy có nhiều hứa hẹn.

“Nói chung, cứ 4 người Mỹ thì có 3 người từ 12 tuổi trở lên, đã nhận được ít nhất một mũi vắc xin".

"Điều quan trọng là 94 phần trăm là những vị cao niên, những người trên 65 tuổi đã chích ít nhất một mũi".

"Và ngày mai, chúng ta sẽ chạm đến một cột mốc quan trọng, đó là có 200 triệu người lớn đã tiêm chủng ít nhất một mũi vắc xin”, Jeffery Zients.

Còn Thủ Tướng Nhật Bản, Yoshihide Suga cũng nhắm đến việc tiêm chủng cho người dân Nhật mũi vắc xin thứ ba.

“Sắp tới đợt tiêm chủng thứ 3, chúng tôi đã ký hợp đồng 200 triệu liều vắc xin".

'Kể từ lần tiêm thứ hai nếu được hơn tám tháng, thì dựa trên ý kiến ​​của Hội đồng Cân Nhắc, việc chuẩn bị sẽ được thực hiện để có thể bắt đầu tiêm mũi thứ 3 vào cuối năm nay”, Yoshihide Suga.

Chính phủ Nhật cũng loan báo tình trạng khẩn cấp vì coronavirus sẽ chấm dứt vào tuần nầy và sẽ giảm bớt áp lực lên nền kinh tế.

Ông muốn mọi cư dân ‘tái lập cuộc sống hàng ngày bất chấp sự hiện diện của virus’, bằng cách giảm bớt các giới hạn về tụ tập và những nơi đi đến.

Với việc giải tỏa nói trên, Nhật Bản sẽ hoàn toàn tự do khỏi các yêu cầu do tình trạng khẩn cấp, lần đầu tiên sau hơn 6 tháng.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share