Hạt giống yêu thương (Bài 98) Không gì sai khi có con năm 70 tuổi

site_197_Vietnamese_494590.JPG

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Bà Dalijinder 72 tuổi và ông Gill 78 tuổi vừa chào đón đứa con đầu lòng. Họ là cặp cha mẹ già nhất thế giới khi sinh đứa con đầu tiên. Các bác sĩ không ngờ bà Dalijinder có thể sinh mổ thành công và đủ sức làm mẹ.


Nhiều người tưởng tôi là ông thằng bé”

Bà Dalijinder 72 tuổi và ông Gill 78 tuổi vừa chào đón đứa con đầu lòng. Họ là cặp cha mẹ già nhất thế giới khi sinh đứa con đầu tiên. Các bác sĩ không ngờ bà Dalijinder có thể sinh mổ thành công và đủ sức làm mẹ.

Bất kỳ người phụ nữ nào cũng ước mong được làm mẹ và bà Dalijinder cũng không ngoại lệ. Năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng bà tin rằng mình vẫn đủ mạnh mẽ để làm mẹ của đứa con trai đầu lòng.

Tất cả các tờ báo và đài truyền hình tại Ấn Độ và truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về ca sinh hiếm thấy của cậu bé Armaan Singh Gill, nặng 2 kg.

Hiếm có bởi vì mẹ của em là bà Kaur, năm nay đã 72 tuổi. Bà được sách kỷ lục thế giới ghi nhận là người mẹ lớn tuổi nhất thế giới.
Cậu bé Armaan, con của bà Kaur Dalijinder là kết quả của vòng thứ ba sau khi được các chuyên gia tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm với trứng và tinh trùng do người khác hiến tặng.

Làm mẹ trễ không còn là một hiện tượng mới trong xã hội hiện đại, khi công nghệ tân tiến đã hỗ trợ khá nhiều cho việc sinh đẻ và mang thai.

Chồng của bà Dalijinder đã phải đấu tranh với cả gia đình khi ông có ý định có con ở tuổi 70. Hai vợ chồng ông bà đã phải bán toàn bộ đất đai để thực hiện ước mơ có con và trả tiền cho việc thụ tinh trong ống nghiệm trong suốt 46 năm trời mà không thành công. Bà Dalijinder được các bác sĩ chấn đoán bị tắc ống dẫn chứng và có nguy cơ vô sinh khi bà chỉ mới 30 tuổi.
“Tôi hạnh phúc được đút cháo cho con, thay tã và đưa nôi cho cậu con trai bé nhỏ của tôi. Tôi mong có thể chứng kiến tuổi thiếu niên của con. Dù cho mái tóc bạc trắng của tôi có thể khiến nhiều người nhầm lẫn tôi là ông của Armaan thì không thay đổi thực tế rằng tôi là cha của thằng bé”. Mohinder Gill
Bà cùng chồng chịu sự ghẻ lạnh của cả gia đình. Trong xã hội Ấn Độ, đặc biệt ở những vùng thôn quê, nghèo khó, người đàn ông không có con cái sẽ không nhận được sự tôn trọng của xã hội và không được cha mẹ cho tài sản hay đất đai gì cả.

Người đàn ông Ấn Độ sẵn sàng từ bỏ vợ của mình nếu họ không thực hiện được thiên chức làm mẹ. Hàng ngàn người phụ nữ Ấn Độ bị bỏ rơi mỗi năm với lý do không thể đẻ con. Thế nhưng chồng bà, ông Mohinder singh Gill 79 tuổi chưa một lần đổ lỗi cho vợ mình.

Họ chọn giải pháp sinh con trong ống nghiệm tại Haryana. Mặc dù, bác sĩ chuyên khoa Anurag Bishnoi, giám đốc của trung tâm vô sinh nhiều lần khuyên can bà Gill rằng bà quá già để đủ sức khỏe làm mẹ và căng thẳng khi sinh mổ rất lớn, nhưng bà vẫn khẳng định mình đủ sức khỏe và sẵn sàng với những rủi ro lớn nhất.

Bà Gill, một người mộ đạo Sikh tin rằng chính ông trời đã trao cho bà sinh linh bé bỏng này và hạnh phúc khi ước mơ đã thành sự thật.

Sách nhạc cho thiếu nhi Việt tại Mỹ

Tina Huynh, người chuẩn bị cho ra đời cuốn sách The Vietnamese Children’s Songbook (tạm dịch Sách nhạc của trẻ em Việt) cho rằng “Người Việt phải biết văn hóa Việt, lịch sử của dân tộc mình”.

Quyển sách của cô là tuyển tập các bài dân ca quen thuộc với nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam, với nhiều hình ảnh minh họa sống động cùng 1 đĩa CD các ca khúc. Cô gái người Việt đang theo đuổi tấm bằng tiến sĩ âm nhạc tại trường USC Thornton kỳ vọng, đứa con tinh thần này sẽ góp phần gìn giữ văn hóa Việt trên đất Mỹ.

Lớn lên trên đất Mỹ, Tina Huynh, cũng như nhiều thế hệ trẻ em người Việt, bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa bản xứ.
sbs
Tina Huynh và cuốn sách nhạc cho trẻ em Source: SBTN
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người luôn ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống. Ý định “tìm về nguồn cội” của Tina Huynh được thúc đẩy mạnh mẽ nhất khi cô gặp giáo sư Beatriz Ilari trong thời gian học thạc sĩ âm nhạc tại USC Thornton.

Vị giáo sư đầu tiên của Tina Huynh đã hỏi một câu khiến cô phải suy nghĩ, trăn trở: “Em từ đâu đến”. Chính câu hỏi đó đã thôi thúc Tina Huynh đi tìm nơi thực sự mình thuộc về; về lịch sử mảnh đất đã cho cô có được như ngày hôm nay.

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, Tina Huynh đã phỏng vấn hơn 20 gia đình người Mỹ gốc Việt ở Nam California, nghe họ kể về những bài hát gắn liền với tuổi thơ của họ.

Theo Tina Huynh, âm nhạc là thứ ngôn ngữ chứa đựng đầy đủ văn hóa, ngôn ngữ và ý thức. Vì thế, âm nhạc sẽ là cầu nối màu nhiệm giúp trẻ em tiếp cận với văn hóa và lịch sử Việt Nam một cách dễ dàng. Nhận ra được điều này là nhờ việc Tina Huynh tham gia dạy nhạc ở các trường tiểu học. Học sinh ở độ tuổi này rất hứng thú với âm nhạc và tiếp thu những bài học từ âm nhạc rất nhanh.
“Cuộc đời này thật ý nghĩa biết bao khi bạn biết mình đến từ đâu, biết về lịch sử của dân tộc bạn, về dân ca của quê hương mình". Tina Huỳnh
Những gì Tina Huynh kỳ vọng về cuốn sách của cô đơn giản chỉ là để những thế hệ cô bé, cậu bé người Mỹ gốc Việt sinh ra và lớn lên nơi đất khách, có một tuổi thơ gắn liền với lịch sử của quê hương.

Tina Huynh tin tưởng rằng, cuốn sách âm nhạc của cô sẽ giúp cộng đồng người Việt nhớ được mình từ đâu đến, biết được mình là ai.

Cửa hàng tình thương


Một ý tưởng mới về một cửa hàng từ thiện với những món hàng cũ second hand được bán với giá 2,000 đồng đượcchắp cánh với tấm lòng hào hiệp, nghĩa tình của người Sài Gòn.

Ở đó, người khó khan bất hạnh có thể mua những món đồ cần thiết chỉ với giá 2000 đồng. Sau mỗi lần dùng cơm xong, người mua có thể tự chọn cho mình những chiếc áo, chiếc quần thay thế những đồ cũ đã sờn rách.

Ý nghĩa hơn, đây còn là nơi các em nhỏ nhà nghèo được tận tay nhìn thấy những quyển sách, quyển truyện thơm mùi giấy mới.
sbs
Nhiều người lao động tìm thấy niềm vui từ cửa hang 2,000 đồng Source: Báo phụ nữ

Đối với những đứa trẻ, hàng chữ đẹp chạy đều thẳng tắp trên những trang giấy là những thứ xa xỉ và lạ lẫm, bởi cuộc sống của các em đã quen với bụi đường, khói xe và những tờ vé số. Những món hàng có thể đã cũ, trở nên vô dụng với những người giàu có nhưng lại là thứ hữu ích và ý nghĩa đối với những mảnh đời bất hạnh.
Khi được hỏi về lí do ra đời của cửa hàng từ thiện bên trong quán cơm từ thiện này, nhóm bạn trẻ làm công tác thiện nguyện tại đây cho biết, ngay khi Nụ Cười 4 được ra đời mấy tháng, những nhà hảo tâm đến đây dùng cơm và họ đã mang đến tiền hoặc áo quần, sách vở để ủng hộ…

Những tấm lòng thơm thảo ấy được người chủ quán cơm nhận lấy và ông nghĩ ra một cách công bằng để phân phát những món quà tình thương này đến với mọi người. Đó là tạo nên một cửa hàng từ thiện đồng giá 2000 cho tất cả những món đồ tại đây.



Share