Ông Ramos Horta thúc giục Úc nên có quan hệ tốt hơn để tránh ảnh hưởng của Trung quốc

Former Timor-Leste president Jose Ramos-Horta

Former Timor-Leste president Jose Ramos-Horta Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cựu Tổng thống Đông Timor đã chỉ trích ngoại viện của Úc cùng với mối quan hệ của Úc với quốc gia hải đảo Timor Leste thường được biết dưới tên Đông Timor.


Ông Jose Ramos Horta cho biết hai nước cần gia tăng mối quan hệ, nếu không thì các quốc gia hải đảo Thái bình Dương ở trong tình trạng tương tự sẽ trông chờ mọi chuyện từ Trung quốc.

Cựu Tổng thống Đông Timor là ông Jose Ramos Horta, hiện cảnh cáo mối quan hệ của Úc với quốc gia láng diềng mà ông lãnh đạo, nên được tiến triển hơn.

Tiến sĩ Ramos Horta làm Tổng thống Đông Timor từ năm 2007 cho đến năm 2012, và dành hầu hết quãng đời của ông để chiến đấu giành độc lập cho Đông Timor khỏi Indonesia.

Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt và gồm nhiều đề tài, nhà tranh đấu được giải Nobel hoà bình nói rằng, Liên Minh giữa hai nước hiện cần gia tăng, nếu không Đông Timor và các nước trong vùng biển Thái bình Dương khác, sẽ hướng đến Trung quốc nhiều hơn.

“Chúng tôi chỉ có mối quan hệ tượng trưng với Úc và Tân tây Lan, thế nhưng Úc đã gia tăng mối quan hệ chiến lược, với một trong các chế độ Cộng sản trong vùng và trên thế giới, đó là nước Lào".

"Nước Úc cần nâng cấp quan hệ sớm hơn thì việc nầy sẽ tốt hơn cho Đông Timor, nếu không các quốc gia trong vùng biển Thái bình Dương, sẽ trông đợi mọi thứ từ Trung quốc”, Ramos Hortha.

Được biết, Trung quốc đã chi tiêu và gây ảnh hưởng trong vùng Thái bình Dương, cũng như trở nên mối quan ngại nghiêm trọng của Úc.

Trong khi đó Viện Lowy có trụ sở tại Sydney ước lượng, Trung quốc đã chi khoảng 50 triệu đô la tại Đông Timor từ năm 2006.

Đó là món tiền nhỏ so với 100 triệu đô la mà Úc đã chi trong năm rồi, mặc dù theo tiến sĩ Ramos Horta cho biết vào thời điểm nầy, thì có những quan ngại vô lý về việc Đông Timor khi nhận viện trợ của Trung quốc.

“Chúng tôi ngạc nhiên, khi nước Úc nói về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung quốc tại Đông Timor, trong khi tại Đông Timor mọi người lo lắng về sự bành trướng không thể tin được của Trung quốc ngay trên nước Úc trong mọi lãnh vực".

"Đối với chúng tôi tại Đông Timor thì đó là chuyện nhỏ, chúng tôi chỉ có 3 tòa nhà do Trung quốc xây dựng lên, còn chúng tôi mua một vài tàu tuần tiểu của Trung quốc bằng tiền của chính chúng tôi”, Ramos Hortha.

Tiến sĩ Ramos Horta hiện ở Sydney trong tuần nầy, để nói chuyện trước một hội nghị phát triển quốc tế, được tổ chức tại đây.
“Việc duyệt xét của chính phủ Úc đối với những người tỵ nạn quả thật là kinh tởm, đây là một lục địa rộng lớn và thưa dân, tại sao quí vị lại cứ giam giữ những phụ nữ, trẻ em tội nghiệp tại Nauru?”, Ramos Hortha.
Trong khi đó Bộ Ngoại giao Úc cho biết, Úc đã cung cấp hơn 1 tỷ rưỡi đô la ngoại viện cho Đông Timor, kể từ khi quốc gia nầy giành được độc lập trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1999, với phần ngoại viện nầy được gọi là Trợ Giúp Phát triển Quốc tế 'Official Development Assistance', gọi tắt là ODA.

Thế nhưng vị cựu Tổng thống chỉ trích số tiền của Úc, khi chi tiêu tại Đông Timor.

“50 năm với ODA, dù tại Đông Timor hay ở Phi châu, đã mang lại hậu quả là sự phát triển hay tiến bộ rất ít trong cuộc sống của mọi người tại các nước đang phát triển, bởi vì quí vị không tiêu tiền tại quốc gia của chúng tôi, quí vị đang tiêu tiền cho các công ty hoạt động tại nước chúng tôi mà thôi”.

Về chuyện nầy bộ Ngoại giao Úc tranh luận rằng, chương trình trợ giúp phát triển trong những năm qua, đã giúp đỡ cho hơn 100 ngàn người Timor có công ăn việc làm, gia tăng lợi tức của họ cũng như nâng cao tay nghề.

Còn tiến sĩ Horta nói rằng, cần thiết lập một ưu tiên khẩn cấp hơn, mà ông gọi là ‘một thỏa ước hợp tác toàn diện’ giữa Úc và nước ông.

Trong các vấn đề khác, ông tranh luận rằng chính phủ Úc đã hủy bỏ vụ kiện đối với một gián điệp Úc, được biết là Nhân chứng K và luật sư của ông nầy.

Họ tiết lộ rằng, chính phủ Úc tổ chức một công tác gián điệp tại Đông Timor, bằng cách cài các dụng cụ nghe lén trong phòng họp nội các của Đông Timor vào năm 2004, trong thời gian thương thuyết về một hiệp ước dầu khí trị giá hàng tỷ đô la.

“Đó là vấn đề về đạo đức mà nước Úc hiện xử dụng tiền ngoại viện, để đặt các con bọ theo dõi trong các văn phòng chính phủ tại một trong các nước nghèo nhất trên thế giới, của một nước đã hy sinh mạng sống cho nước Úc hồi Thế chiến thứ hai".

"Xin vui lòng hãy bỏ đi vụ nầy và giúp cho cả hai quốc gia chúng ta, sống không bị quấy nhiễu hay lo sợ”, Ramos Hortha.

Về chính sách của Úc giam giữ người tầm trú ở hải ngoại, Tiến sĩ Hortha chỉ trích mạnh mẽ chính sách của chính phủ Úc khi giam giữ trẻ em trên đảo Nauru.

Ông cho biết, mặc dù chính phủ Úc phải cứng rắn với những kẻ buôn người và chặt đứt các con đường đi vào nước Úc một cách bất hợp pháp, thì giải pháp của Úc khi giam giữ trẻ em rất khó để thông cảm được.

“Việc duyệt xét của chính phủ Úc đối với những người tỵ nạn quả thật là kinh tởm, đây là một lục địa rộng lớn và thưa dân, tại sao quí vị lại cứ giam giữ những phụ nữ, trẻ em tội nghiệp tại Nauru?”, Ramos Hortha.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share