Tranh chấp lãnh hải, Đông Timor kiện Úc trước Tòa Trọng Tài Quốc tế

East Timor Prime Minister Rui Araujo

East Timor Prime Minister Rui Araujo Source: Photo by Kyodo News via Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Từ tuần này, Đông Timor đã yêu cầu Tòa Trọng Tài Quốc Tế giải quyết tranh chấp với Úc về đường biên giới trên biển đi ngang khu vực có trữ lượng dầu khí lớn ở biển Timor.


 Vì sao Đông Timor xé bỏ mọi thỏa thuận về lãnh hải trước đây với Úc?

Trước khi Tòa Trọng Tài Quốc Tế thực sự phân xử, các nhà lãnh đạo Đông Timor đã có những lời lẽ tấn công Úc.

Thủ tướng Rui Araujo nói rằng mọi người phải biết, Đông Timor chỉ muốn lấy lại những gì thuộc chủ quyền của họ.
"Chúng ta phải giáo dục thế giới. Chúng ta phải cho họ biết rằng chúng ta không có vấn đề,Timor-Leste, không muốn có một cái gì đó xa hơn những gì thuộc về chúng ta.Điều này rất quan trọng". Thủ tướng Rui Araujo
Từ hồi tháng Tư, Đông Timor đã vận động tuần lễ hành động vì East Timor tại The Hague.

Theo đó, Úc và Đông Timor sẽ hòa giải bắt buộc theo công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Các luật sư Úc nói rằng những hiệp ước về ranh giới trên biển đã được ký kết xong xuôi với Indonesia, và không có biên giới trên biển tồn tại giữa Đông Timor và Úc.

Năm 2006 cả hai bên đã thỏa thuận biên giới biển vĩnh viễn 50 năm.

Nhưng vào năm 2012, Đông Timor tố cáo Úc làm gián điệp để trục lợi trong các cuộc đàm phán.

East Timor lập luân rằng, chính vì Úc có hoạt động gián điệp nên thỏa thuận năm 2006 giữa hai nước mất hiệu lực.

Hơn nữa, các nhân viên tình báo bí mật người Úc tham gia các hoạt động gián điệp đã bị chính phủ Úc ngăn chặn không cho đến The Hague đưa ra bằng chứng trong một vụ án quốc tế liên quan đến hoạt động gián điệp.

Vì tất cả những điều nói trên, cựu Tổng thống Đông Timor Xanana Gusmao nói rằng ông chẳng còn tin tưởng vào người láng giềng khổng lồ Úc Đại Lợi.
"Đồng nghiệp của tôi, ông Jose Ramos-Horta, là rất lạc quan về Úc. Tôi thì không. Đây là nước dân chủ, có quyền nêu ý kiến khác nhau". Cựu Tổng thống Đông Timor Xanana Gusmao.
Phản ứng của Úc.

Ngoại trưởng Julie Bishop đã ra một tuyên bố nói rằng Úc sẽ tuân theo phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực.

Mặc dù Úc không bị buộc phải đồng ý với bất kỳ ranh giới hàng hải mà tòa án có thể quyết định, và Australia rút khỏi thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc tương tự trong năm 2002.

Những dư luận ủng hộ Đông Timor.

Có một nhân vật dù cũng là người Úc, nhưng có cảm tình với hoàn cảnh của Đông Timor, đặc biệt là về vấn đề kinh tế.

Đó là Cựu thủ hiến Victoria ông Steve Bracks hiện đang tình nguyện làm cố vấn không lương cho chính phủ Đông Timor.

Ông nói rằng đòi hỏi của Đông Timor trong vấn đề này là hoàn toàn hợp lý theo tiêu chuẩn toàn cầu.
"Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng mong chờ rằng nguồn tài nguyên 150 km từ bờ biển của họ sẽ hoàn toàn được chình đất nước họ phát triển”. Cựu thủ hiến Victoria Steve Bracks
Và Giáo sư Damien Kingsbury của Đại học Deakin nói tranh chấp lấy đi quyền lợi kinh tế của các nước nhỏ yếu hơn và họ có thể mất nhiều quyền lợi hơn nữa nếu các trường hợp tòa án không giải quyết theo hướng họ yêu cầu.

Ông nói rằng những quyền lợi trong các lĩnh vực dầu khí có liên quan bị ảnh hưởng bởi vì vụ án này là một ví dụ điển hình.

Điều này quan trọng đối với Đông Timor, vì nếu họ không có được một phán quyết có lợi cho họ, họ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế.

 Các công ty có hợp đồng tìm dầu,như Woodside Petroleum chẳng hạn, có lẽ ít quan tâm tới các túi dầu ở đây hơn so với vài năm trước.

Nước thứ ba chia sẻ lãnh hải ở Biển Timor là Indonesia.

Nhưng quốc gia này đã đồng ý đàm phán song phương biên giới trên biển với Đông Timor.


Share