Áp lực lên Trung quốc về vụ đàn áp người Duy Ngô Nhỉ khi bà Payne đến Bắc kinh

Protests in Turkey over China's allged oppression of Uighurs

China's allged oppression of Uighurs Protested in Turkey, 2018 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong lúc Ngoại trưởng Úc Marise Payne chuẩn bị gặp gỡ các viên chức chính phủ tại Bắc kinh, thì các quốc gia Tây phương đã chỉ trích mạnh mẽ về các trại bị nghi ngờ giam giữ hơn một triệu người Uighur tức Duy Ngô Nhỉ và những người Hồi giáo khác.


Phía Trung quốc cho rằng các cáo buộc là vô căn cứ.

Trước khi rời Úc đến Bắc kinh, Thượng nghị sĩ Payne cho biết bà dự tính nêu vấn đề nầy trong cuộc đàm thoại với chính phủ Trung quốc.

Các quốc gia Tây phương bao gồm Hoa kỳ, Canada, Pháp và Đức kêu gọi Trung quốc hãy đóng cửa hệ thống bị cáo buộc lả các trại giam giữ ở miền viễn tây, mà các nhà vận động cho rằng có thể cầm giữ một triệu người Uighur hay Duy Ngô Nhỉ và những người Hồi giáo khác.

Việc nầy diễn ra khi Ngoại trưởng Úc Marise Payne có mặt tại Bắc kinh để gặp gỡ các viên chức trong chính phủ Trung quốc.

Bà đã hứa hẹn trước khi lên đường là sẽ nêu vấn đề nói trên trong các cuộc đàm thoại của bà.

Trong cuộc duyệt xét 5 năm một lần về hồ sơ nhân quyền của Trung quốc tại Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneva, vài quốc gia đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung quốc vẫn cho đó là các trại huấn nghệ.

Xử lý thường vụ phái đoàn Mỹ là ông Mark Cassayre nói rằng, các trại tập trung tại tỉnh Tân Cương, phản ảnh một tình trạng tồi tệ về nhân quyền của Trung quốc kể từ khi cuộc duyệt xét mới nhất vào năm 2013.

“Chúng tôi báo động về việc chính phủ Trung quốc đàn áp tệ hại những người Duy Ngô Nhỉ, người Kazakh và các tín đồ Hồi giáo khác trong vùng tự trị của người Uighur ở Tân Cương".

"Chúng tôi đề nghị Trung quốc bãi bỏ mọi hình thức cố ý giam giữ, bao gồm các trại tập trung ở Tân Cương và hãy phóng thích ngay tức khắc hàng trăm ngàn người có thể đến hàng triệu người bị giam giữ trong các trại đó”, Mark Cassayre.

Đặc sứ Canada là bà Rosemary McCarney ủng hộ các lời kêu gọi chấm dứt những gì mà bà gọi là việc giam giữ tập thể người Duy Ngô Nhỉ và những người Hồi giáo khác.

“Chúng tôi quan ngại sâu xa qua các tin tức đáng tin cậy về việc giam giữ, đàn áp và giám sát tập thể người Duy ngô Nhỉ và những người Hồi giáo khác tại Tân Cương".

"Chúng tôi cũng quan ngại về tình trạng nhân quyền ngày càng tệ hại tại Trung quốc”, Rosemary McCarney.
"Chúng tôi không thể chờ đợi cho đến khi nào, họ trở thành thành viên cùa một nhóm khủng bố”, Lê Vũ Trương.
Được biết cuộc Duyệt xét Thường Kỳ Toàn cầu gọi tắt là UPR diễn ra 5 năm một lần.

Có hơn 500 người biểu tình bên ngoài trụ sở Liên hiệp quốc tại Geneva trong thời gian diễn ra cuộc thảo luận, họ kêu gọi chính phủ Trung quốc phải chịu trách nhiệm về những chuyện nói trên.

Trong số những người biểu tình là người Duy Ngô Nhỉ sống lưu vong, một số cầm các hình ảnh của những người thân yêu mà họ không thể liên lạc được, một người biểu tình giải thích.

“Tôi có thể nói rằng, có đến 99 phần trăm người Duy Ngô Nhỉ sống ở nước ngoài, đã không thể liên lạc với gia đình của họ. Đó là lý do vì sao chúng tôi có mặt tại đây, để phản đối việc nhà cầm quyền Trung quốc đàn áp dã man những người đông Turkestan, người Duy Ngô Nhỉ và người Tây Tạng”.

Cũng có một cuộc biểu tình tương tự tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng tôi đến đây để nói lên việc phản đối tình trạng đồng hóa, diệt chủng, áp lực và cách đối xử dã man với người đông Turkestan tại Trung quốc trong một thời gian rất dài”.

Phái đoàn Trung quốc cho Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc biết rằng Tân Cương hiện đối phó với những mối đe dọa về những gì mà họ cho là các phần tử quá khích Hồi giáo và chủ trương ly khai.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung quốc là ông Lê Vũ Trương bác bỏ các cáo buộc về việc ngược đãi.

Ông cho biết, những cáo buộc nói trên của một số quốc gia là có động cơ chính trị và không dựa trên thực tế, khi ông bênh vực cho những hành động tại Tân Cương.

“Đề phòng là một biện pháp hữu hiệu để tiêu diệt khủng bố. Để thực hiện biện pháp chống khủng bố, Tân Cương đã thiết lập các trung tâm huấn luyện, để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng của khủng bố, lánh xa những kẻ quá khích bằng cách huấn luyện, vì vậy họ có thể hội nhập vào xã hội vào một ngày sớm nhất, cũng như ngăn cản họ tham gia vào tổ chức khủng bố và gây thiệt hại cho mọi người". '

"Chúng tôi không thể chờ đợi cho đến khi nào, họ trở thành thành viên cùa một nhóm khủng bố”, Lê Vũ Trương.

Được biết bà Marise Payne cho rằng, chính phủ Úc cũng có những quan ngại nghiêm trọng về tình trạng nhân quyền tại tỉnh Tân Cương.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share