Nhiều doanh nghiệp nhỏ đang đứng trước bờ vực phá sản vì COVID

small businesses

Small businesses are under pressure due to COVID-19 Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cứ ba doanh nghiệp nhỏ của Úc thì có một doanh nghiệp bị thất thu đến mức sẽ phải đóng cửa. Việc này đã dẫn đến những lời kêu gọi khẩn cấp chính phủ hỗ trợ thêm để giúp các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch coronavirus.


Trong một xưởng nhỏ nằm trong cửa hàng trang sức [[ruh-COO-t-sa]] của mình, ông Lorenzo Roccuzzo đang thay một chiếc nhẫn.

Ông  đã làm nữ trang hơn năm  chục năm qua.

''Tôi đến từ một gia đình có sáu anh chị em. Hồi còn ở Ý sau giờ học, tôi phải đi làm .  Và đó là lúc tôi bắt đầu công việc của mình. Lúc đó tôi mười một tuổi."

Ông đã có bốn người cháu và  đang mong chờ con trai mình một ngày nào đó sẽ tiếp quản công việc kinh doanh .

Tuy nhiên, hai lần phong toả  ở Melbourne đã khiến doanh nghiệp nhỏ của gia đình ông  đang ở bờ vực phải phá sản.

''Chúng tôi chỉ đang cố sống sót ở giai đoạn này. Tôi rất thành thạo trong công việc của mình, nhưng tương lai sẽ rất khó lường."

Một cuộc khảo sát quốc gia của Small Business Australia đã phát hiện ra rằng một phần ba số doanh nghiệp nhỏ sẽ đóng cửa nếu không được trợ giúp thêm.

Giám đốc điều hành Bill Lang nói rằng tình hình hiện rất nghiêm trọng.

"Nhiều doanh nghiệp trong số họ sẽ đóng cửa trong vài tuần. Và họ sẽ phải chờ đợi những hỗ trợ từ chính phủ các chương trình như Job Keeper. Những người khác có thể có đủ tiền tiết kiệm để kéo dài thêm vài tháng nữa."

Dựa trên các câu trả lời trong một cuộc khảo sát, ước tính hơn 900 ngàn [[974.000]] chủ doanh nghiệp nhỏ đã phải dùng đến tiền tiết kiệm để duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian đại dịch.
Một cuộc khảo sát quốc gia của Small Business Australia đã phát hiện ra rằng một phần ba số doanh nghiệp nhỏ sẽ đóng cửa nếu không được trợ giúp thêm.
Hơn 500 ngàn đã phải sử dụng tiền hưu bổng. 

Và gần 100 ngàn người người đã phải bán đi bất động sản.

''Chúng tôi cần chính phủ liên bang cung cấp một số hỗ trợ tài chính trực tiếp hơn để giúp các doanh nghiệp trang trải các chi phí của họ và trong nhiều trường hợp để chủ sở hữu có thu nhập. Chúng tôi cũng cần bảo đảm rằng nếu các doanh nghiệp phải đóng cửa, không có chủ doanh nghiệp nhỏ nào sẽ bị rơi vào tình trạng  phá sản do bị ngừng kinh doanh vì vi rút."

Các chủ cửa hàng ở Khu Thương mại Trung tâm của Melbourne CBD đã mong chờ việc quay trở lại của các nhân viên văn phòng từ Thứ Hai ngày 11 tháng 1.

Nhưng lệnh làm việc tại nhà đã được kéo dài thêm một tuần đến Thứ Hai ngày 18 tháng 1 sau khi các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng gần đây.

Đội vợ chồng tại Crepery Cafe đang hy vọng vào việc nhân viên quay trở lại văn phòng làm việc.

Loc Vu cho biết doanh thu tại quán ăn nhanh Việt Nam nằm giữa các tòa nhà văn phòng cao tầng chỉ khoảng 28 đô la một ngày trong thời gian phong toả.

''Tôi muốn suy sụp. Nhưng tôi có gắng  vì tôi nghĩ mình cần phải mạnh mẽ. Tình hình rất buồn cho doanh nghiệp nhỏ. Chúng tôi muốn đưa khách hàng trở lại. Chúng tôi muốn đưa nhân viên trở lại."

Cách C-B-D ở Carlton không xa, khách hàng đang dần quay trở lại với cửa hàng quần áo nữ Black Orange.

Điều đó mang lại cho người đồng sở hữu Martine Flouch-Scott niềm tin hơn về tương lai.

"Mọi người quan tâm hơn đến địa điểm mà họ mua sắm. Tôi nghĩ rằng họ đang hướng tới cộng đồng và các cơ sở kinh doanh nhỏ hơn. Tôi nghĩ chúng ta sẽ ổn thôi."

Cửa hàng 30 năm này đã buộc phải chuyển sang hoạt động trực tuyến lần đầu tiên trong thời gian đóng cửa.

Trợ lý cửa hàng Daniela Burch nói rằng đó là một sự thay đổi lớn.

''Thành thật mà nói, ba chúng tôi không biết nhiều lắm về việc kinh doanh trực tuyến. Chúng tôi chỉ biết những  thứ căn bản nhất. Và bây giờ chúng tôi đăng mọi thứ lên Instagram và chúng tôi có một cửa hàng trực tuyến."

Trước sự ngạc nhiên và vui mừng của họ, họ đã nhận được đơn đặt hàng từ các tiểu bang và nước ngoài.

Để biết các biện pháp hỗ trợ và sức khỏe hiện đang được áp dụng để ứng phó với đại dịch COVID-19 bằng ngôn ngữ của bạn, hãy truy cập sbs.com.au/coronavirus.



Share