Anh Quốc loại bỏ sổ thông hành vắc xin

Protesters outside Kings College, Cambridge, demonstrating against vaccine passports

Protesters outside Kings College, Cambridge, demonstrating against vaccine passports Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Anh quốc loại bỏ việc áp dụng thông hành vắc xin để cho phép mọi người tham dự các buổi lễ đông người. Còn Brazil dự tính trồng cây để tưởng nhớ các nạn nhân COVID-19 và Nam Phi giảm bớt các giới hạn COVID-19.


Tại một khu vườn ở Rio De Janero, thân nhân của những người qua đời vì COVID-19 đã đến đây, để trồng cây hầu tưởng nhớ những người thân yêu.

Dưới ánh nắng nóng bức, công viên Sandra Alvim trở thành một nơi để chia sẻ những đau buồn chưa từng có trước đây.

Công viên nầy là một phần của dự án do hai nhóm tái tạo rừng, tìm cách giúp đỡ mọi người tìm ra một cách thức để nguôi ngoai những đau thương và mất mát.

Được biết có nhiều nhóm trồng cây đã tham gia kế hoạch trên khắp đất nước.

Có hơn 585 ngàn người chết tại xứ sở Brazil sau khi nhiễm coronavirus, trong khi nhiều người khác không có cách nào để chia tay tiễn biệt, do các biện pháp phong tỏa gắt gao.

Còn với nhiều người như người phụ nữ nầy, thì đây là một cách thức để tưởng nhớ những người đã khuất.

“Đây là một chút gì để tưởng nhớ đến người chồng thân yêu của tôi, đã ra đi vì COVID-19 hồi tháng 3 năm rồi, quả hết sức khó khăn để nhắc đến chuyện đau lòng nầy”, một phụ nữ Brazil.

Trong khi đó, quốc gia Peru ở Trung Mỹ, đã phát động một chiến thuật chủng ngừa vắc xin mới,bằng cách đi gõ cửa từng nhà, trước một làn sóng thứ ba lây nhiễm coronavirus có thể xảy ra.

Peru bắt đầu tiêm chủng hồi tháng 2 và cho đến nay đã có 20,4 triệu người đã được tiêm chủng.

Có khoảng 8,8 triệu người đã nhận được 2 mũi vắc xin, đại diện cho 31 phần trăm trên toàn quốc.

Thế nhưng Peru lại có mức tử vong cao nhất trên thế giới và theo Bộ Y Tế, cho đến nay đã có 198 ngàn người đã chết.

Tổng Thống Peru là ông Pedro Castillo cho biết, mục tiêu của nước ông là tiêm chủng cho 50 phần trăm dân chúng vào đầu tháng 10.

“Chúng tôi dự tính mang chiến dịch chủng ngừa nầy đến công chúng, với chiến thuật mới gọi là ‘Chúng tôi đến với quí vị, hãy tiêm chủng ngay’.

"Chúng tôi sẽ đến các khu lân cận, trường học, công viên, bãi đậu xe, các trung tâm thể thao, chợ búa, các cửa hàng bách hóa, cơ sở y tế và các sân vận động".

"Chúng tôi sẽ đi từng nhà đến các trung tâm cộng đồng để tiêm chủng”, Pedro Castillo.

Trong khi đó, Thủ Tướng Anh Boris Johnson loan báo quyết định hủy bỏ việc giới thiệu sổ thông hành vắc xin và những bước kế tiếp nhằm chấm dứt một số quyền hạn khẩn cấp.

Trong tuần nầy, ông sẽ đề ra các kế hoạch nhằm đối phó với đại dịch COVID-19, trong những tháng mùa đông ở Vương quốc Anh.

Ông nầy hiện bị chỉ trích từ một số nhân vật trong đảng Bảo thủ của ông, nhằm tăng thuế để đối phó với cuộc khủng hoảng y tế và chăm sóc y tế.

Dường như kế hoạch của ông Johnson là loại bỏ thông hành vắc xin, bất chấp tình trạng gia tăng các ca nhiễm, trong một hành động được xem là xoa dịu các chống đối.

Thế nhưng Bộ Trưởng Y tế là ông Sajid Javid cho biết, các chọn lựa khác cũng cần được xem xét.

“Chúng ta nên xét đến mọi khía cạnh để can thiệp đúng cách".

"Vì vậy khi quí vị hỏi về sổ thông hành vắc xin, tôi nghĩ nhiều người có lẽ không thích ý tưởng nầy".

"Tôi muốn nói là tôi không bao giờ thích ý kiến khi bảo mọi người là quí vị phải trình giấy tờ, cho một hoạt động hàng ngày nào đó".

'Thế nhưng chúng ta đúng khi có cái nhìn thích hợp qua các bằng chứng".

"Tuy nhiên quí vị biết, những gì tôi có thể nói là xem xét một cách thích hợp và trong khi chúng ta nên dè dặt trong việc giữ một sự chọn lựa nào đó, thì tôi hài lòng nói rằng chúng ta sẽ không tiến hành kế hoạch sổ thông hành vắc xin”, Sajid Javid.
"Chúng ta vẫn chưa thực hiện được những gì chúng ta thấy, là có hàng triệu người thêm nữa không bị nhiễm bệnh, thế nhưng vào lúc nầy họ rất dễ nhiễm biến chủng như Delta chẳng hạn”, Vivek Murthy.
Trong khi đó, người đứng đầu ngành Phẫu Thuật tại Mỹ là tiến sĩ Vivek Murthy cho biết, vẫn còn nhiều công việc trong cuộc chiến chống lại COVID-19, bất chấp con số chủng ngừa gia tăng và một chiến thuật được Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden hé lộ hồi tuần qua, nhằm đối phó với đại dịch.

Tiến sĩ Murthy cho biết, ông Biden sẽ loan báo các bước kế tiếp nhằm làm chậm sự lây lan của COVID-19, trong khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhóm họp vào thứ ba.

Ông không nói rõ các bước tiến đó như thế nào, thế nhưng cho rằng việc chủng ngừa cho những người dễ gặp nguy cơ sẽ là một phần trong kế hoạch.

“Chúng ta đã chủng ngừa một mũi vắc xin cho hơn 200 triệu người, đó là 75 phần trăm người dân Mỹ và có được một mức độ bảo vệ nào đó".

"Chúng ta vẫn chưa thực hiện được những gì chúng ta thấy, là có hàng triệu người thêm nữa không bị nhiễm bệnh, thế nhưng vào lúc nầy họ rất dễ nhiễm biến chủng như Delta chẳng hạn”, Vivek Murthy.

Trong khi đó, tại Nam Phi sẽ giảm bớt các hạn chế COVID-19, cũng như giảm bớt giờ giới nghiêm trên toàn quốc từ thứ hai, sau khi số ca nhiễm sụt giảm.

Nhà cầm quyền loan báo có 3961 ca nhiễm mới vào chủ nhật, so với mức cao điểm là khoảng 26500 trường hợp mỗi ngày, vào đầu tháng 7.

Mức độ hạn chế gồm 5 cấp bậc, sẽ giảm bớt một mức độ, xuống còn mức 2.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share