Mỹ và Đức nhắm vào đường dẫn khí đốt Nord Stream 2: Yếu huyệt của nước Nga hùng mạnh?

Pipes of the Nord Stream 2 Baltic Sea gas pipeline.

Pipes of the Nord Stream 2 Baltic Sea gas pipeline. Source: AAP Image/Stefan Sauer/dpa-Zentralbild/dpa

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hai đường ống Nord Stream có thể cung cấp khoảng 1/4 lượng khí đốt được sử dụng ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Đường ống trị giá 11 tỷ đô la Mỹ (tương đương 15 tỷ Úc kim) đã sẵn sàng chứa đầy khí đốt nhưng đang chờ Đức và Ủy ban Châu Âu phê duyệt, nhưng khi Nga tấn công Ukraine thì Nord Stream phải dừng.


Những diễn biến dồn dập trong cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine ở khu vực Donbas đang khiến cả thế giới quan ngại.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận với Reuters Nga đã tiến hành tấn công bằng tên lửa vào một số cơ sở hạ tầng tại Ukraine và lực lượng canh giữ biên giới.

Ông Volodymyr Zelensky đã yêu cầu hội đồng an ninh quốc gia và quốc phòng tuyên bố thiết quân luật.

Dự kiến hội đồng này sẽ có một cuộc họp khẩn để đưa ra quyết định.

Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ cáo buộc tấn công vào các thành phố của Ukraine và cho biết chỉ đang nhắm đến các cơ sở quân sự, lực lượng phòng không và không quân với "vũ khí có độ chính xác cao", theo hãng tin nhà nước RIA.ss

Người ta mong chờ vào Hội đồng Bảo an LHQ và các quốc gia giàu mạnh có tiếng nói lớn trên trường quốc tế vãn hồi tình hình.

Thế nhưng, tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố hoạt động quân sự ở khu vực Donbas, đồng thời yêu cầu binh sĩ Ukraine buông súng.

Cuộc chiến sẽ ra sao thì giờ đây ngoài vai trò trực tiếp của Ukraine thì các quốc gia phương Tây cũng đã có kế hoạch tham gia gây sức ảnh hưởng với chính quyền Putin.

Tới giờ phút này, sau khi Đức đình chỉ dự án Nord Stream 2, Mỹ hiện đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty phụ trách đường ống dẫn khí đốt tự nhiên quan trọng này.

Đây là tuyến đường ống chạy dưới biển liên kết trực tiếp khí đốt của Nga với châu Âu thông qua Đức và đã hoàn thành nhưng chưa hoạt động.

Nay đường ống quan trọng này đã trở thành một mục tiêu chính để các chính phủ phương Tây cố gắng gây sức ép lên Nga nhằm ngăn chặn các động thái quân sự tiếp theo nghiêm trọng hơn sau khi Moscow chính thức công nhận hai khu vực ly khai ở phía đông Ukraine.

Vậy Nord Stream 2 là gì mà có thể là một “yếu huyệt” của nước Nga hùng mạnh.

Nord Stream 2

Nord Stream 2 là một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên dài 1,230 km dưới biển Baltic, chạy từ Nga đến bờ biển Baltic của Đức.

Nó chạy song song với một đường ống Nord Stream trước đó và sẽ tăng gấp đôi công suất, lên 110 tỷ mét khối khí một năm.

Điều đó có nghĩa là công ty năng lượng nhà nước Gazprom của Nga có thể đưa khí đốt đến hệ thống đường ống của châu Âu mà không cần sử dụng các đường ống hiện có chạy qua Ukraine và Ba Lan.

Kết hợp lại, hai đường ống Nord Stream sẽ có thể cung cấp khoảng 1/4 lượng khí đốt được sử dụng ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu.

Đường ống trị giá 11 tỷ đô la Mỹ (tương đương 15 tỷ Úc kim) đã sẵn sàng chứa đầy khí đốt nhưng đang chờ Đức và Ủy ban châu Âu phê duyệt.

Gazprom sở hữu toàn bộ đường ống nhưng chi trả một nửa chi phí, phần còn lại do Shell, OMV của Áo, Engie của Pháp và Uniper và Wintershall DEA của Đức chia sẻ.

Nền kinh tế của Nga không thể thiếu sự đóng góp giá trị và sản lượng khổng lồ của lĩnh vực xuất cảng khí đốt.

Giá trị kinh tế hàng chục tỷ đô la từ Nord Stream có thể phần nào đó có thể khiến chính quyền Nga điều chỉnh các quyết định quan trọng với kinh tế và an ninh quốc gia. Cụ thể ở đây là cuộc chiến với Ukraine trên vùng Donbas.

Gazprom cho biết đường ống này sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của châu Âu về khí đốt tự nhiên giá cả phải chăng và bổ sung cho các đường ống hiện có qua Belarus và Ukraine.

Nord Stream 2 sẽ cung cấp một giải pháp thay thế cho hệ thống cũ kỹ của Ukraine mà Gazprom cho rằng cần phải tân trang lại, giảm chi phí bằng cách tiết kiệm phí vận chuyển trả cho Ukraine và tránh các đợt như cắt giảm khí đốt ngắn hạn năm 2006 và 2009 do tranh chấp về giá cả và thanh toán giữa Nga và Ukraine.

Châu Âu là thị trường quan trọng của Gazprom, công ty có hoạt động xuất cảng khí đốt lớn hỗ trợ ngân sách chính phủ Nga.

Châu Âu cần khí đốt vì nó thay thế các nhà máy điện và than ngừng hoạt động trước khi các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời được xây dựng đầy đủ.

Phương Tây “điểm huyệt” Nord Stream cách nào?

Bộ Kinh tế Đức hôm thứ Ba đã rút lại một đánh giá được đệ trình vào năm ngoái cho cơ quan quản lý năng lượng Đức, theo đó, tuyên bố rằng đường ống không gây rủi ro cho an ninh của nguồn cung cấp năng lượng.

Bộ này dự kiến ​​sẽ đệ trình một bản đánh giá mới trong vòng ba tháng, trong đó có tính đến việc Nga công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine và về một cuộc xâm lược quân sự của Nga đối với nước láng giềng.

Trong trường hợp họ tuyên bố đường ống dẫn này có nguy cơ đối với an ninh năng lượng, thì cơ quan quản lý năng lượng của Đức gần như chắc chắn sẽ không phê duyệt dự án.

Cơ quan quản lý cho biết hôm thứ Ba sau khi tổng thống Scholz đình chỉ dự án, rằng nó không thể chứng nhận Nord Stream 2 và do đó hoạt động của nó sẽ là bất hợp pháp.

“Gậy ông đập lưng ông”?

Trong trường hợp dự án Nord Stream 2 không được phép hoạt động, Gazprom không thể xuất cảng khí đốt, Nga thất thu ngân sách từ kỹ nghệ này, thì phần thiệt thòi đã rõ.

Thế nhưng, một Châu Âu rộng lớn, nhu cầu khí đốt với giả cả phải chăng cũng là một bài toàn kinh tế mà các quốc gia trong khối này phải tìm lời giải nếu không thể có nguồn cung nhanh, rẻ, hiệu quả từ Nga.

Người ta đặt câu hỏi liệu việc tạm ngừng Nord Stream 2 có khiến châu Âu “chết cóng” vào mùa đông này?

Thực tế, dùng Nord Stream 2 có nghĩa là đường ống sẽ không bổ xung được nguồn cung đáp ứng nhu cầu sưởi ấm và điện trong mùa đông này, trong lúc Châu Âu đang đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt.

Sự thiếu hụt trong mùa đông tiếp tục làm dấy lên lo ngại về việc phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Đây cũng không phải điều mới xảy ra, trước đây Nga đã hạn chế bán khí đốt ngắn hạn - mặc dù họ đã hoàn thành các hợp đồng dài hạn với các khách hàng châu Âu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sự thiếu hụt này nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng phê duyệt Nord Stream 2, làm gia tăng lo ngại về việc Nga sử dụng khí đốt để đạt được đòn bẩy đối với châu Âu.

Trong một “thế giới phẳng” ngày nay khi các nhu cầu, lợi ích kinh tế từ nhiều ngành luôn đan xen, ràng buộc, trong đó có năng lượng, phải các quốc gia khi tính đến những nước cờ xung đột, trường hợp này là Nga, đã phải tính đến các “yếu huyệt” của họ?
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share