Ngôn ngữ Thổ dân mất đi được giúp phục hồi

From the animated film a-Kuridi, the Groper (Wunungu Awara)

From the animated film a-Kuridi, the Groper (Wunungu Awara) Source: Naidoc

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các ngôn ngữ Thổ dân bị mất đi hiện được phục hồi nhờ kỹ thuật hình ảnh 3 chiều.


Đây là một nỗ lực chung của Trung tâm Nghiên cứu Thổ dân thuộc đại học Monash và các cộng đồng Thổ dân.

Một ngân khoản từ thiện đã được cấp phát, để thực hiện dự án xử dụng các hình ảnh 3 chiều, hầu phục hồi các ngôn ngữ Thổ dân bị mất đi cùng việc mở rộng công tác nầy.

Cùng lúc, các trưởng lão Thổ dân thuộc bộ tộc Yanyuwa ở lãnh thổ Bắc Úc đã trao tặng Văn Khố của Đại học Monash một tài liệu Thổ dân mới, đó là “Wununga Awara: Hiểu biết về Thổ dân một cách sinh động”.

Được biết, Wunungu Awara có nghĩa là một nơi sống động, mạnh mẽ và khỏe mạnh.

Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thổ dân của đại học Monash tại Melbourne, là Phụ tá Giáo sư John Bradley cho biết, đây là một công việc thiết yếu.

“Nếu các ngôn ngữ Thổ dân là một ngôi rừng già rất xưa cũ, thì môi trường sinh thái thực sự là một cách thức hết sức tệ hại. Chúng tôi thực sự cảm ơn món quà tặng nhân ái, mà chúng tôi nhận được để gìn giữ và phát triển".

"Tôi biết có nhiều ngôn ngữ Thổ dân mà chúng tôi đang khảo cứu, nhờ vào ngân quỹ giúp chúng tôi có thể làm việc với các ngôn ngữ của họ”, John Bradley.

Vào thời gian người Âu châu định cư tại Úc vào năm 1788, đã có hơn 250 ngôn ngữ Thổ dân, bao gồm 800 tiếng địa phương khác nhau được xử dụng tại Úc.

Thế nhưng nay thì các cuộc nghiên cứu thuộc Viện Úc châu nghiên cứu về Thổ dân và dân đảo Torres cho biết, chỉ còn có 13 ngôn ngữ truyền thống của người Thổ dân, vẫn được trẻ em học hỏi.

Trung tâm Nghiên cứu Thổ dân Monash cộng tác với các cộng đồng, để sáng tác các bài hát và những câu chuyện, nhằm giúp bảo tồn các ngôn ngữ có nguy cơ bị mất đi.

Giáo sư Bradley cho biết, tính chất linh hoạt được sáng tạo cho các nền văn hóa khác nhau, cũng như các thế hệ tiếp nối đóng góp vào, để chia xẻ các hiểu biết của người Thổ dân.

“Chúng tôi đáp ứng với yêu cầu của các cộng đồng Thổ dân để giúp đỡ trong việc phục hồi các bài ca, câu chuyện hay những thứ mà họ muốn được phục hồi".

"Việc nầy căn bản là làm việc với các ngôn ngữ hiện thời, loại tiếng nói có thể bị đe dọa mất đi, các ngôn ngữ đôi khi đã được xử dụng khoảng 80 đến 90 năm trước và người ta nay muốn tái lập và phục hồi loại ngôn ngữ tìm thấy được".

"Vì vậy lãnh vực sẽ rộng lớn, cho đến khi nào người Thổ dân đến với chúng tôi và nói về loại ngôn ngữ và làm thế nào để thấy được ngôn ngữ của họ tái hiện qua hình ảnh, mà chúng tôi có thể gắn kết”, John Bradley.

Đồng tác giả chương trình The Point, trên hệ thống truyền hình NITV là ông John Paul Janke, giải thích lý do bảo tổn và phục hồi ngôn ngữ Thổ dân là rất quan trọng.

“Ngôn ngữ là món quà tặng của tổ tiên chúng ta, trong cách thức mà chúng ta trong nhiều thế hệ đã chuyển tải cảc hiểu biết, luật pháp và văn hóa".

"Không có ngôn ngữ , chúng ta không có bản sắc, cho thấy chúng ta là ai. Nếu không có tiếng nói, chúng ta mất đi sự gắn bó với đất nước như là người Thổ dân trên xứ nầy".

"Ngôn ngữ là rất thiết yếu, là sự sống còn và việc tái tạo lại các tiếng nói vốn không còn nữa là điều quan trọng, trong việc duy trì mối liên kết văn hóa của chúng ta đối với đất nước nầy, John Paul Janke”.
"Cuối cùng bất cứ việc gì chúng tôi làm, chỉ nhằm trở lại phục vụ cho cộng đồng thực sự thuộc về họ mà thôi”, John Bradley.
Trong khi đó, một phụ nữ bộ tộc Wiradjuri Wailwan hành nghề luật sư là bà Teela Reid nói rằng, việc phục hoạt và duy trì ngôn ngữ Thổ dân là tối quan trọng, không chỉ cho người Thổ dân và dân bán đảo Torres, mà còn cho cả nước Úc nữa.

Bà cho biết, quả là điều hân hoan khi trường học địa phương của bà tại Gilganda thuộc trung tâm phía tây New South Wales, đã đề nghị tiếng Wiradjuri là một chọn lựa cho học sinh và sinh viên, khi đòi hỏi học một thứ tiếng khác hơn là Anh Ngữ.

“Khi tôi còn học ở trung học tại trường Gilgandra, chúng tôi có chọn lựa học tiếng Pháp và tôi chẳng hiểu tại sao chúng ta có sự chọn lựa như vậy vào lúc bấy giờ".

"Nay tôi trở lại và có một chọn lựa khác là tiếng Wiradjuri và con trẻ hiện nay đang học thứ tiếng nầy, quả là điều hết sức tuyệt vời khi chứng kiến chuyện như vậy".

"Chúng được học câu nói ‘Chào mừng đến xứ sở trong tiếng nói Wiradjuri, không chỉ trẻ em Thổ dân có cơ hội học hỏi, mà cả các trẻ em không phải Thổ dân cũng có chọn lựa nầy”. Teela Reid

Còn giáo sư Bradley nói rằng, bằng cách kêu gọi mọi người thuộc mọi lứa tuổi, việc sản xuất hình ảnh hoạt họa nhằm gia tăng sự giao tiếp và truyền tải những kiến thức từ các vị trưởng lão.

“Sự giao lưu giữa các nền văn hóa có thể xảy ra, thế nhưng cũng qua các thế hệ truyền đạt những hiểu biết giữa các vị cao niên, trung niên và những người trẻ".

"Vì vậy mục tiêu của chúng tôi là thành lập một sản phẩm có tính cách rộng rãi, có thể được dùng trong bất cứ mục đích nào tùy thuộc những gì cộng đồng muốn có, với điều kiện chúng tôi tạo nên các sản phẩm trở lại với cộng đồng của họ, để rồi chúng tôi gắn kết các hình ảnh cho họ".

"Cuối cùng bất cứ việc gì chúng tôi làm, chỉ nhằm trở lại phục vụ cho cộng đồng thực sự thuộc về họ mà thôi”, John Bradley.

Được biết vũ điệu ‘Welcome to Country, Chào mừng đến Đất nước nầy’ là một điệu múa được trình diễn tại nhiều lễ hội tại Úc, nhằm nêu bật ý nghĩa văn hóa của vùng đất chung quanh của một bộ tộc Thổ dân đặc biệt hay một nhóm ngôn ngữ nào đó.

Tuần lễ Naidoc bắt đầu từ ngày 7 đến 17 tháng 7, với chủ đề năm nay là Tiếng Nói, Hiệp Ước và Sự Thực.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share