Làm việc trái ngành (1): Thử thách và cơ hội

Man working in warehouse

A warehouse worker wearing a safety jacket Source: Getty / Ippei Naoi

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tìm được công việc đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp, đối với nhiều sinh viên người Việt tại Úc không phải là việc dễ dàng. Thực tế cho thấy, nhiều người đã phải làm việc trái ngành vì nhiều lý do khác nhau.


Từ nhu cầu tài chính đến thử thách bản thân

Tốt nghiệp với tấm bằng Master of Data Science, Châu Chấn Phát, một cựu du học sinh ở Melbourne, hiện đang theo nghề thợ bánh.

“Trước đây, em chỉ nghĩ đơn giản là em cần một công việc part time để trang trải cuộc sống ở bên Úc,” Phát cho biết.

“Thời điểm đó, em chưa có nhiều kinh nghiệm về computer science cũng như là data science. Lựa chọn duy nhất của em là làm một công việc part time hầu như không liên quan tới ngành của mình.”

Đây là một quyết định khó khăn, vì Phát thừa nhận không hề có bất kỳ kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này.

“Thời điểm bắt đầu thì khó khăn rất nhiều, tại vì trước đây thì em cũng có nấu nướng đơn giản, nhưng mà nếu làm một thứ phức tạp, đòi hỏi kỹ năng nhiều như làm bánh, thì thời gian đầu em gặp khó khăn rất nhiều, tại vì em phải ghi nhớ là nhiều thứ và tay nghề của em cũng không ổn lắm.

“Lúc mới bắt đầu thì em phải ghi nhớ rất nhiều thứ. Có những thứ mình phải hiểu mới làm được, nhưng mà khi đó em chỉ có thể dựa vào khả năng ghi nhớ của mình.”
Phat Chau.jpg
Châu Chấn Phát, cựu du học sinh ở Melbourne, hiện đang làm nghề thợ bánh. Source: Supplied
Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, Phát đã dần hiểu được công việc và cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

“Cũng nhờ sự hỗ trợ của những anh chị đồng nghiệp trong tiệm bánh, thì dần dần em có thể hiểu được bản chất thực sự của công việc mình đang làm là gì, chứ không phải là ghi nhớ để mà làm theo nữa.”
LISTEN TO
vietnamese_24012024_AE Job hunting in Australia.mp3 image

Làm thế nào để tìm việc ở Úc?

SBS Vietnamese

24/01/202408:02
Trong khi đó, một số người lao động lại chọn chuyển ngành vì muốn thử thách bản thân, hoặc tìm kiếm cơ hội phát triển mới.

Theo trang mạng của , nghiên cứu cho thấy trung bình một người có xu hướng làm qua 3-7 ngành nghề trước khi nghỉ hưu, và con số này có thể cao hơn đối với các thế hệ tiếp theo.

Thiên Nguyễn đến Úc vào năm 2013, ban đầu học ngành nha sĩ. Tuy nhiên, hiện tại Thiên đang làm việc trong ngành sản xuất cao su.

“Tại vì nghĩ là mình còn trẻ, mình có thể thử nhiều việc khác nhau. Nếu mình giỏi thì việc nào cũng như nhau thôi,” Thiên nói.

“Nên Thiên cứ nhìn xem những công việc nào có vẻ thú vị, và dĩ nhiên là cũng có tài chính tốt hơn nữa, thì Thiên cũng sẵn sàng để tâm tới ngành học đó.”
Tin Nguyen.jpg
Thiên Nguyễn muốn thử sức mình với nhiều công việc khác nhau. Source: Supplied

Những khó khăn khi thay đổi ngành nghề

cho thấy 1,1 triệu người đã thay đổi công việc trong 12 tháng tính đến tháng 2/2024, trong đó tỷ lệ cao nhất là ở những người trẻ từ 15-24 tuổi.

Thay đổi ngành nghề là một quyết định không hề dễ dàng và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.

Thiên nhớ lại những khó khăn mà anh đã trải qua khi bắt đầu một công việc mới, khác hoàn toàn với ngành học của mình.
Vào ngành mới mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn khác nhau, ví dụ như kỹ năng, kinh nghiệm, và quan trọng là mình gần như phải học lại từ đầu, bước sau rất là lâu so với những người đã và đang làm việc ở ngành mà mình bắt đầu làm.
Thiên Nguyễn
Một cựu du học sinh khác là Vĩnh Sang, tốt nghiệp ngành Commercial Cookery.

Sau khi làm nhà hàng khoảng 5 năm, Sang cảm thấy không có hướng phát triển sự nghiệp nên đã quyết định thử sức với những công việc khác như nghề thợ mộc, lót sàn, làm hàng rào, và nghề điện.
Vinh Sang.jpg
Vĩnh Sang cho rằng một trong những điều quan trọng khi chuyển ngành là phải hạ cái tôi của mình xuống Source: Supplied
Sang cho biết một trong những khó khăn lớn nhất khi làm việc trái ngành là phải hạ thấp cái tôi của mìnhxuống.

“Khó khăn của tất cả những nghề mà em đổi là thời gian đầu, mình sẽ cần phải hạ cái tôi của mình xuống.

“Mặc dù mình biết là mình giỏi, mình có kinh nghiệm, mình hiểu nhanh, nhưng mà nhiều khi mình phải hạ cái tôi của mình xuống để mình hoà nhập với người ta nhiều hơn.

“Khi đó người ta sẽ rất vui vẻ truyền lại cho mình những gì họ đã trải qua, họ đã làm được và những cái trick [trong nghề].”

Việc chuyển ngành không hẳn là một điều tiêu cực. Trong nhiều trường hợp, nó mở ra cơ hội mới, giúp người lao động khám phá đam mê thực sự của mình và phát triển các kỹ năng đa dạng.

Vậy cần phải chuẩn bị cho mình những gì trong môi trường làm việc nhiều thử thách như ở Úc. Mời quý vị đón nghe podcast “Làm việc trái ngành (2): Kinh nghiệm từ người đi trước”.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay 

Share