Hoa Kỳ và Venezuela bãi bỏ các hạn chế quan trọng về COVID

Girls walk to school on the first day back to in-person classes since the start of COVID-19 pandemic restrictions in Caracas, Venezuela

Girls walk to school on the first day back to in-person classes since the start of COVID-19 pandemic restrictions in Caracas, Venezuela Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Rời xa thế giới nhiều tháng sống trong đại dịch COVID-19 trong hai năm, Hoa Kỳ và Venezuela cuối cùng đã sẵn sàng dỡ bỏ các hạn chế quan trọng. Trong khi đó, châu Phi và Đông Âu vẫn đang phải vật lộn với virus nhưng điều đó có thể thay đổi khi có viện trợ gởi đến.


Chỉ còn năm tháng nữa là thế giới sống trong một đại dịch đầy hai năm, một số quốc gia cuối cùng cũng đang nới lỏng những hạn chế quan trọng để trở lại cuộc sống bình thường.

Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã dỡ bỏ các hạn chế đi lại nghiêm trọng đối với Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn châu Âu, có hiệu lực từ ngày 8 tháng 11.

Ông cũng áp đặt các đòi hỏi mới về việc chủng ngừa vắc xin, cho hầu hết các du khách ngoại quốc, đầu tư 70 triệu đô la để tăng cường sự thích ứng và giảm chi phí của các xét nghiệm COVID-19 tại chỗ nhanh chóng.

Ông Ned Price phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.

“Du khách ngoại quốc đến Hoa Kỳ sẽ phải được tiêm chủng đầy đủ và cung cấp bằng chứng về tình trạng tiêm chủng, trước khi lên máy bay đến Mỹ".

'Chính sách này đặt sức khỏe cộng đồng lên hàng đầu, nhất quán và nghiêm ngặt, bảo vệ công dân và cư dân Hoa Kỳ, cũng như những người đến thăm chúng tôi".

'Bởi vì nó đặt sức khỏe cộng đồng lên hàng đầu, nên các trường hợp ngoại lệ đối với chính sách này sẽ rất hạn chế, chủ yếu là trẻ em dưới 18 tuổi và một số cá nhân từ các quốc gia, chưa sẵn sàng tiếp cận vắc xin”, Ned Price.

Còn tại Venezuela, việc học tại lớp đã trở lại với các trường công lập và đại học mở cửa trở lại.

Các nhân viên của trường đã sắp xếp bàn làm việc theo cách có thể làm tăng khoảng cách xã hội và thực hiện các biện pháp khác, để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.

Bất chấp các cách thức đã được thiết lập, nhiều phụ huynh và giáo chức vẫn cảnh giác với việc các trường mở cửa, trong bối cảnh số ca nhiễm mới COVID-19 gia tăng nhanh chóng trong nước.

Cô giáo là Yulia Ros cho biết.

“Tôi thực sự không đồng ý với việc chúng tôi có mặt trong lớp học hôm nay, vì chúng tôi không có các biện pháp cần thiết để tiếp nhận học sinh tại trường”, Yulia Ros.

Một bà mẹ là Lisbet Tovar cũng lo lắng khi con cái trở lại trường.

“Sự thật là tôi cảm thấy khá lo lắng nhưng tôi tin tưởng vào Chúa, và con trai tôi học trường đó nghe theo những quy tắc được dạy ở nhà".

"Thế nhưng tôi lo lắng vì đại dịch đã gần đây sinh sôi nảy nở và số người mắc bệnh ngày càng tăng”, Lisbet Tovar.
“Chúng tôi đã cam kết chắc chắn với 700 triệu liều vào năm 2023, bắt đầu vào năm 2023, vì vậy điều đó sẽ xảy ra một năm nữa kể từ nay, sau đó chúng tôi muốn có thể bổ sung khá nhanh chóng. Sau đó trong vòng một năm sau, chúng ta có thể đạt tới 1,3 tỷ liều”, Stephen Saad.
Có 11 triệu học sinh và sinh viên sẽ quay trở lại các lớp học và trường đại học trên khắp đất nước.

Gần 22 phần trăm dân số Venezuela được tiêm chủng đầy đủ, xếp sau Hoa Kỳ vốn có 57,8 phần trăm dân số được tiêm hai liều.

Trong khi đó, các nước châu Phi tiếp tục tụt lại phía sau, mặc dù Aspen Pharmacare của Nam Phi đang hướng tới việc tăng cường năng lực vắc xin của mình.

Giám đốc điều hành của công ty là Stephen Saad cho biết.

“Chúng tôi đã cam kết chắc chắn với 700 triệu liều vào năm 2023, bắt đầu vào năm 2023, vì vậy điều đó sẽ xảy ra một năm nữa kể từ nay, sau đó chúng tôi muốn có thể bổ sung khá nhanh chóng".

"Sau đó trong vòng một năm sau, chúng ta có thể đạt tới 1,3 tỷ liều”, Stephen Saad.

Được biết công ty Aspen đang thực hiện những công đoạn cuối cùng của tiến trình sản xuất vắc xin COVID-19 của Johnson & Johnson, theo một thỏa thuận được gọi là "thay thế và hoàn thiện".

Theo khế ước họ phải cung cấp 31 triệu liều cho Nam Phi và 400 triệu cho phần còn lại của lục địa, thông qua một thỏa thuận với Liên minh châu Phi.

Tuy nhiên, họ đã gặp phải một trở ngại, vì nguồn cung bị trì hoãn do vấn đề xuất cảng, cũng như chờ đợi sự chấp thuận ở Hoa Kỳ và Nam Phi.

Còn ở Đông Âu, Liên Âu đã giải ngân 900 triệu đô la cho Ukraine, để giúp nước láng giềng vượt qua cú sốc kinh tế của đại dịch.

Đó là một hành động tích cực cho quốc gia nầy, trong khi chỉ có 20 phần trăm cư dân được tiêm chủng đầy đủ.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share