Hạt giống yêu thương (263) Mùa xuân nói với ta điều gì?

Chồi non

Lộc xuân Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ở Việt Nam nhất dân miền Nam thì không có khái niệm rõ về bốn mùa, nên khi tới Úc và biết được được ngày nào là ngày đầu tiên của mùa xuân hạ thu đông thì thật là một trãi nghiệm vô cùng thú vị. Sự chuyển mùa ở Úc như thể không gian là một cổ máy khổng lồ có nút bấm mở. Hôm trước còn lạnh cúm rúm, ngủ một đêm sáng dậy “hôm nay là ngày đầu tiên của mùa xuân” mọi thứ ấm hẳn, lột được cái áo lạnh dày cui trùm tum hum cả mùa đông ra khỏi người. Mùa xuân đang nói với ta điều gì?


Tương tự như mùa xuân thì từ mùa hè sang mùa thu cũng vậy, ngủ một đêm sáng dậy nghe loan báo “hôm nay là ngày đầu tiên của mùa thu” thì thật đúng là khí trời mát dịu hẳn so với hôm qua còn nóng hừng hực của ngày hè.

Sự chuyển mùa ở Úc thật kỳ diệu, chỉ mới ba ngày đầu tiên của mùa xuân, cây sung trơ cành khẳng khiu nhà hàng xóm đã bật lên chồi xanh với chiếc lá nhỏ xíu xanh mướt tắm mình trong nắng.

Cây cối khắp nơi đâm chồi nảy lộc va bừng sắc hoa. Mùa xuân đang nói với chúng ta điều gì?

Vào cái ngày đầu tiên của mùa xuân, ở nơi tôi sống đã có người lấy thuốc xịt cho cỏ chêt vì không có giờ để cắt tỉa đám cỏ trong những ngóc ngách dọc driveway.

Giết cỏ trong cái ngày đầu tiên của mùa xuân, người giết phải trang bị khẩu trang để xịt.

Mùi hóa chất chiếm lấy không gian trong lành của buổi sáng đầu tiên của ngày đầu xuân, chưa kể chất thuốc diệt cỏ thấm vào đất giết thêm côn trùng với kiến và những sinh vật khác.

Thật ra nếu nhìn cỏ như những thứ xấu xí vô ích lợi thì nó xấu nhưng nếu nhìn nó như sự sống và thiên nhiên thì đó là vẻ đẹp của tạo hóa ban cho loài người.

Một bản báo cáo về bảo tồn sinh học cho biết số lượng côn trùng trên thế giới đang sụt giảm với một tốc độ rât nhanh, dự báo là có đến 40% các loài côn trùng trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt diệt trong vòng một thập niên tới.

Bản báo cáo khoa học có tên là "Sự suy giảm toàn cầu của các loài côn trùng: Đáng giá các tác nhân của nó" tập hợp 73 các công trình nghiên cứu khác nhau về sự sụt giảm số lượng côn trùng đang diễn ra trên toàn cầu để có thể đưa ra kết luận tổng quát.

Tác giả của báo cáo, Phó giáo sư Francisco Sanchez-Bayo của trường Đại học Sydney và Phó giáo sư Kris Wyckhuys của trường Đại học Queensland cảm thấy chấn động khi nhận ra quá trình sụt giảm nhanh chóng số lượng côn trùng trên toàn thế giới.

Phó giáo sư Francisco Sanchez-Bayo nói con người đã đã sử dụng quá nhiều hóa chất để tiêu diệt những chiến binh cộng sinh giúp giữ thăng bằng cho ngôi nhà sinh thái cho con người.

"Trong quá khứ chúng ta chỉ dùng hóa chất khi cần thiết. Ngày nay chúng ta dùng nó để diệt tất cả các loại cỏ với một hệ thống các laoị thuốc trừ sâu trừ cỏ. Các loại thuốc hóa chất này khiến cho cây trồng bị nhiễm độc, và không chỉ cây trồng mà có đến 80% những thứ chúng ta xịt vào cỏ là chúng nằm ở trong đất, và nó làm nhiễm độc đất trồng trọt của chúng ta, giết chết tất cả các loại côn trùng đang sống trong đất, và sau đó các lượng hóa chất dư thừa này đi vào nguồn nước. Các hoá chât tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên và chúng làm nhiễm độc cả thế giới."

Nhiếp ảnh gia chuyên về đời sống rừng nhiệt đới Mattias Klum, người nhận những khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á ở đaỏ Borneo là ngôi nhà thứ hai của mình, và anh có những tấm ảnh vô cùng sống động về các con thú sống ở rừng già.

Thường thì ảnh chụp là tĩnh, chụp lại khoảng khắc ngưng đọng của một sự chuyển động.

Thế nhưng ảnh của của Klum về muôn loài trong rừng Borneo lại như đang vùng vẩy, đang nói và đang cựa mình.

Những người đi theo anh đã chụp lại những khoảng khắc Klum trong tư thế đối diện với những con rắn độc nhất thế giới, những con đười ươi lông màu cam to lớn và những con gấu khi đứng thẳng thì cao hơn một người Châu Âu trưởng thành.

Từ những tư thế đó Klum chụp cận cảnh dáng vẻ, sự chuyển động và nhất là ánh mắt của những con thú tưởng chừng vô tri này lại đầy u uẩn như đang nói với con người về một câu niệm từ bi.

Rừng già nhiệt đới khu vực Đông Nam Á nói chung và khu rừng ở Borneo đang bị tàn phá nhanh chóng.

“Mỗi cái cây mỗi bông hoa mỗi con thú trong khu rừng đầu là một sứ giả. Như con khỉ màu cam Orangutans này chúng là loài rât nhạy cảm và khó thay đổi với môi trường. Trước đây thì gần như lúc nào tôi cũng bắt gặp chúng nhưng giờ thì không như trước nữa. Vì hệ sinh thái giống như một ngôi nhà làm băng những miếng bìa mà chúng ta đã rút đi nhiều tấm bìa quá thì ngôi nhà đổ sụp.”
The ecosystem somehow like a house of cards we have been pulling down too many cards and the system collapsed- Mattias Klum
Trái đất có hai khu rừng mưa nhiệt đới được xem như lá phổi của quả địa cầu và là nơi cư trú của một nữa chủng loại sinh vật học của trái đất đó là rừng rậm Amazon ở Nam Mỹ và rừng Borneo trãi dài từ Indonesia tới Malaysia ở Đông Nam Á.

Hai khu rừng bảo tồn này đang bị hủy diệt bởi việc phá rừng làm nông trại và bởi nạn cháy rừng.

Rừng Borneo chỉ còn một nữa diện tích so với trươc kia, và giảm 75% so với năm 1980s.

Rừng Amazon giảm diện tích tương tự.
Viện Nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE) cho biết khoảng 2.254 km2 rừng Amazon đã bị chặt phá trong tháng 7 vừa qua, tăng 278% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong sáu tháng đầu năm 2019, tốc độ rừng Amazon bị tàn phá đã tăng lên hơn 60% so với cùng kỳ năm 2018.

Và đã có 78 ngàn vụ cháy rừng xảy ra tại Brazil tới nay,với khoảng một nửa trong đó chỉ xảy ra trong tháng 8.

Rừng rậm nhiệt đới giúp hấp thu lượng lớn khí thải CO2 trong khí quyển là loại khí gây ra tình trạng ấm lên toàn cầu và qua quá trình quang hợp biến CO2 thành khí O2 thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta.

Ngoài ra rừng rậm còn thả hơi nước vào không khí giúp điều hòa lượng mưa.

Rừng rậm nhiệt đới làm được điiều này vì chúng có nhiều tầng, mỗi tầng là một hệ sinh vật đóng vai trò quan trọng, 

Trong một phóng sự do BBC thực hiện về những khu rừng nhiệt đới cho biết, rừng mưa nhiệt đới được chia thành các tầng các lớp khác nhau, mỗi tầng là một cộng đồng sinh học độc đáo chứa các loài thực vật và động vật khác nhau thích nghi với sự sống trong tầng lớp cụ thể đó.

Lớp dưới nền nằm giữa tán cây và nền rừng nơi chỉ có 5% ánh sáng mặt trời thế nhưng dưới tán rừng là một thế giới đời sống thảm thực vật cây bụi chịu bóng râm, thảo mộc, cây nhỏ và dây leo thân gỗ lớn trèo lên cây để thu ánh sáng mặt trời các loại côn trùng và thú.

Tât cả vận hành hài hòa nhịp nhàng như một bộ máy khổng lồ giúp giữ ổn định hệ sinh thái cho quả địa cầu và điều hòa bầu khí quyển.

Đây là điều mà các khu trồng trọt trang trại không thể nào bù đắp hay so sánh nổi. thảm thực vật.
Vì sao mà rừng mưa nhiệt đới nơi vốn ẩm ướt quanh năm và mưa quanh năm lại có thể bị cháy dai dẳng kéo dài hàng năm trời và nhiều cuộc cháy lớn nhỏ khác nhau không dập tắt nổi?

Sự biến đối khí hậu đã khiến cho lượng mưa ít đi hạn hán kéo dài trong nhiều năm khiến các tầng lá và đât của khu rừng già bớt đi độ ẩm mà trở nên khô ráo. Và khi một mồi lửa bắt lên thì cháy rừng xảy ra trên diện rộng.

Mồi lửa là từ còn người, và biến đổi khí hậu cũng từ con người.

Con người chỉ còn một thập niên để có thể xoay chuyển tình thế trước khi quá muộn.

Theo một nghiên cứu mới nhất của tổ chức World Resources Institute thì rừng là chìa khóa cho ít nhất sáu trong số các giải pháp khí hậu tự nhiên, có thể cùng nhau giảm 11,3 tỷ tấn khí thải nhà kính mỗi năm.

Điều đó nhiều như việc tạm dừng tiêu thụ dầu toàn cầu, và sẽ giúp chúng ta giảm một phần ba chặng đường để hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống 2 độ C so với mức trước công nghiệp - ngưỡng để tránh những tác động thảm khốc của biến đổi khí hậu - vào năm 2030 .

Chỉ riêng ở rừng Amazon chỉ trong một thời gian ngắn 6000 loài động thực vật cùng với 20% không khí sạch mà chúng ta đang thở hàng ngày đã và đang dần biến mất trước mắt.

Khi hai khu rừng rậm nhiệt đới quan trọng này bị tàn phá thảm hại thì kéo theo là thảm hoạ môi trường.

Đã có nhiều những thông điệp báo động mà thiên nhiên đang gởi tới con người.

Tại Mỹ, bảo Dorian tàn phá đảo thiên đường Man-O-War Cay ở phía bắc Bahamas thành bình địa và thiệt hại từ 90-100%, như tường thuật của CNN.

Ở Việt nam, trong khi Hà Tĩnh là nơi khô cằn bị lũ lụt nước ngập mái nhà thì tại đồng bằng Sông Cửu Long mực nước xuống thấp nhất trong lịch sử.

Lý do là khí hậu thay đổi và tác nhân con người.
Vào tuần cuối cùng của tháng 8 năm nay thì Ireland cũng đã làm tang lễ và cấp giấy chứng tử cho sông băng của họ.

Tại Ireland, các sông băng đang dần biến mât và dự đoán rằng trong vòng 200 năm nữa thì Ireland sẽ không còn sông băng nào.

Nhà địa chất học Oddur Sigurdsson nói “Các sông băng không chỉ sụt giảm quá nhanh mà rất nhiều trong số chúng đã bị tách rời và vỡ vụn ra. Có lẽ đã có gần một trăm sông băng đã biến mất trong thế kỷ trước và bây giờ có 250-270 còn lại sẽ bị diệt vong trong những thập niên tiếp theo và một vài thế kỷ tới. "

Tại Úc, mới vào xuân mà cháy rừng ở Queensland và các cơ quan chức năng báo động một mùa khô khắc nghiệt đang chờ trước mặt.

Rặng san hô Great Barrier Reef, trong cuộc tái thẩm định mới nhất cho thấy mức độ nguy hiểm mà rặng san hô tại đây đang gánh chịu là từ mức ‘tệ hại’ xuống thành ‘rất tệ hại’.

Phúc trình cho biết, thay đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất cho hệ sinh thái tại đây và tình trạng nầy vẫn giữ nguyên, trừ khi có một biện pháp toàn cầu được thực hiện.
Với tình trạng mà Úc đang khủng hoảng rác tái chế thì mỗi người có thể cùng chung tay bảo vệ môi trường bằng cách tránh làm nhiễm độc nơi mình sống từ những việc nhỏ nhặt nhất.

Một trong những việc đó là túi nhựa như nhiều người vẫn nói.

Trong khi Úc đang vất vả để bỏ túi nhựa ra khỏi các siêu thị lớn thì tại Rwanda, một quốc gia Châu Phi nhỏ bé đã cho cấm hoàn toàn túi nylon từ năm 2008.

Khách du lịch vào thay vì bị kiểm thực tra về thực phẩm thực vật mang theo thì hải quan sẽ kiểm tra túi nilon và tịch thu. Không có túi nilon trong toàn bô các cửa hàng siêu thị chợ búa ở Rwanda.
Cái ngày đầu tiên của mùa xuân, đã có người lấy thuốc xịt cho cỏ chêt vì không có giờ để cắt tỉa đám cỏ trong những ngóc ngách dọc driveway.

Chủ tịch Hội Nhân chủng học Úc Giáo sư Philip Weinstein tại trường Đại học Adeleide nói người thường bỏ qua tầm quan trọng của côn trong trong vòng tuần hoàn của sự sông trên trái đất mà trong đó con người chỉ là một mắc xích và các côn trùng cũng là một mắc xích.

Côn trùng giúp duy trì rât nhiều những tầng vi sinh khác trên khắp thế giới và sự biến mất của nhiều loài côn trùng sẽ có hậu quả nghiêm trọng lên con người.

"Nếu như bạn đặt tất cả lại với nhau, về thức ăn mà chúng cung cấp cho tất cả các loài vật khác trên hành tinh qua quá trình tuần hoàn luân chuyển, qua sự thụ phấn mà chúng cung cấp cho con người cũng như vòng tuần hoàn dưỡng chất. Không có tất cả những hoạt động này thì tât cả hệ thống sinh thái của trái đất có thể bị sụp đổ và điều này là tôi không hề nói quá lên chút nào."
Nếu lắng nghe mùa xuân về thì cũng nên lắng nghe trong gió trong cây thông điệp vệ sự bảo vệ sự sông cho các loài và cũng là cho chúng ta.

Liệu cây cỏ chúng ta nhìn hôm nay vài năm sau con cháu chúng ta còn nhìn thấy khi nhà nhà thích chặt cây và đổ bê-tông thay các thảm cỏ.

Con người biết vậy nhưng nguồn lợi trước mắt thì họ không dừng được. Nói như như cô sinh viên Ireland tham dự trong tang lễ sông băng, rồi đây con cháu chúng ta sẽ đạt câu hỏi cho ông bà chúng về trách nhiệm với môi trường.

"Tôi cảm thấy buồn và tôi cảm thấy rằng khoảnh khắc này sẽ được ghi nhớ cho thế hệ tương lai, và tôi sẽ biết rằng các cháu tôi sẽ hỏi tôi rằng chuyện gì đã diễn ra và tại sao tôi không làm đủ để ngăn cản nó."

Và nói như cô bé Greta Thenberg người Thụy Điển "thì thật chẳng đặng đừng" để một người trẻ 16 tuổi phải một mình dong thuyền buồm từ vượt Đại Tây Dương cấp bến ở New York vào ngày 28/8 để dự Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại trụ sở LHQ ở New York.

“Thật là một chuyện chẳng đặng đừng để một người 16 tuổi phải vượt Đại Tây Dương để lên tiếng vì môi trường. Đây là điều mà tôi không muốn người khác phải làm. Vấn đề khủng hoảng khí hậu đã vượt qua khỏi phạm vi lục địa và biên giới trở thành vấn đề của toàn cầu và cuộc khủng hoảng ở tầm mức toàn cầu. Sự khủng hoảng lớn nhất mà con người đối mặt. Và nếu chúng ta không bắt tay hợp tác để cùng nhau giải quyết bât kể sự khác biệt thì chúng ta sẽ bị nhấn chìm. Do đó chúng ta cần phải đứng cùng với nhau cùng hành động trước khi quá muộn. Và chúng ta không còn bao nhiêu thời gian để ngồi nhìn nữa mà phải làm ngay bây giờ.”

Mùa xuân nói với bạn điều gì?

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share