Rặng san hô Great Barrier Reef bị bạch hoá trong năm thứ hai liên tiếp

Các nhà khoa học cảnh báo rặng san hô Great Barrier Reef đã xảy ra hiện tượng bạch hoá trong năm thứ hai liên tiếp, khiến nhiều giống loài có nguy cơ biến mất.

Great Barrier Reef

The Great Barrier Reef is suffering mass bleaching for a second year in a row. Source: AAP

Rặng san hô Great Barrier Reef, trải dài 2,300 cây số, đã trải qua tình trạng bạch hoá nghiêm trọng nhất hồi năm ngoái, do nhiệt độ biển ấm lên vào tháng 3 và tháng 4. 

Hiện tượng bạch hoá lại tái diễn vào năm nay, theo thông báo của cơ quan Great Barrier Reef Marine Park Authority sau khi thị sát bờ biển phía đông của Úc từ trên không hồi hôm thứ Năm.

"Thật đáng tiếc là nhiệt độ lại ấm lên tại Great Barrier Reef vào mùa hè năm nay, và thật không may khi chúng tôi phải xác nhận rằng, hiện tượng bạch hoá san hô trên diện rộng đã diễn ra vào năm thứ hai liên tieep61," giám đốc David Wachenfeld thông báo trong một đoạn phim đăng trên Facebook.

"Và điều quan trọng là, đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy Great Barrier Reef bị bạch hoá trong hai năm liên tiếp. Chúng tôi đã nhận thấy những dấu hiệu tổn thương do nhiệt độ từ tháng 12."

Cơ quan này cũng cho biết rằng, hiện tượng bạch hoá diễn ra ở phần trung tâm rặng san hô, vốn đã thoát nạn hồi năm ngoái. Phần ảnh hưởng chủ yếu vào năm 2016 là mạn bắc của hệ thống sinh thái trong rặng san hô này.
Ông Neal Cantin đến từ Học viện Khoa học Hải dương Úc châu cảnh báo rằng, việc xảy ra hiện tượng bạch hoá trong hai năm liên tiếp, đồng nghĩa với việc rặng san hô sẽ không có đủ thời gian hồi phục.

"Chúng tôi nhận thấy khả năng chịu đựng tác động của rặng san hô đang suy giảm," ông Cantin nói thêm. 

"Nhiều loại san hô tỏ ra dễ bị bạch hoá hơn sau khi nhiệt độ nước biển cao hơn mức trung bình trong suốt 12 tháng."

Hiện tượng bạch hoá xảy ra khi nhiệt độ nước biển tăng cao bất thường, khiến san hô phóng thích các phân tử tảo quang hợp li ti, khiến chúng bị mất màu. San hô có thể hồi phục nếu nhiệt độ nước biển trở lại như cũ và các phân tử tảo có thể tái tạo.

Nhóm bảo vệ môi trường WWF-Australia phát biểu hôm thứ Sáu rằng, quá trình bạch hoá là hồi chuông báo động cho thấy nước Úc cần sớm giải quyết hiện tượng biến đổi khí hậu.

Uỷ ban Khí hậu ước tính rặng san hô Great Barrier Reef sẽ nếu lượng khí thải nhà kính hiện nay của Úc không suy giảm.
Turtle at Great barrier reef, Queensland
Source: Creative Commons / Wikipedia

Share
Published 10 March 2017 11:00pm
By Đăng Trình
Source: AFP

Share this with family and friends