Great Barrier Reef bị bạch hóa lần thứ ba trong 5 năm

Coral bleaching at the Great Barrier Reef

Coral bleaching at the Great Barrier Reef Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Lần đầu tiên tình trạng san hô bị bạch hóa đã xảy ra tại 3 khu vực của Great Barrier Reef. Đây cũng là lần thứ ba trong 5 năm qua, việc san hô bị trắng xóa ảnh hưởng đến rặng san hô nầy, khiến cho các chuyên gia bảo tồn và du lịch quan ngại về tương lai của nơi nầy cũng như cho chính họ.


Ông Tony Fontes là một thợ lặn trong suốt 40 năm qua.

Ông cho biết đã chú ý đến những thay đổi tại Great Barrier Reef, kể từ khi ông đến Úc hồi năm 1978.

“Rõ ràng một số chuyện là tốt đẹp, thế nhưng khi bàn về tình trạng của rặng san hô thì không được tốt đẹp cho lắm”, Tony Fontes.

Nạn đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến kỹ nghệ du lịch tại khu vực và đến công việc của ông.

Ông thường tìm các nơi khác để lặn, khi nhận xét thấy san hô bị trắng xóa.

Thế nhưng ông tìm thấy rằng, trong những năm gần đây, chẳng còn nơi nào để du khách đến thăm, do san hô bị tổn hại khá nhiều.

Ông cho biết các dấu hiệu cảnh cáo đã thấy rõ, trong nhiều năm qua.

“Chuyện đó hoàn toàn bất ngờ vì 2 lý do. Trước nhất là chúng tôi ghi nhận nhiệt độ của biển vào đầu mùa hè, vốn là yếu tố khiến cho san hô bị trắng xóa".

"Thế nhưng chúng tôi đã cảnh cáo trong hơn 20 năm qua, là biến đổi khí hậu và tình trạng nóng ấm toàn cầu do việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, gây ảnh hưởng lên rặng san hô".

"Nay các nhà khoa học cho biết, ‘chúng tôi đã báo cho quí vị biết như vậy’.

"Quả là thất vọng, khi chúng ta không vận động được việc chuyển đổi, từ nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu tái tạo”, Tony Fontes.

Nạn san hô bị bạch hóa là do nước biển nóng lên, so với nhiệt độ bình thường.

Khi nước biển nóng lên, thì san hô sẽ tống xuất các loại tảo sống với san hô và khiến cho san hô có màu trắng.

Các quan sát từ trên không của 1036 rặng san hô trong 14 ngày qua, cho thấy các khu vực phía bắc, trung tâm và phía nam đều bị tổn hại.

Tiến sĩ David Miller thuộc tổ chức Di sản Great Barrier Reef giải thích.

“San hô mọc từ đáy biển, chúng không thể trồi lên và di chuyển được, vì vậy khi nước nóng chảy đến, chúng phải chịu đựng với tình trạng nầy, chứ không có cách nào né tránh và phải trải qua giai đoạn khó khăn, đó là bạch hóa".

"Và nếu tình trạng trắng xóa nầy kéo dài quá lâu, lúc đó chúng ta sẽ thấy san hô bị chết sạch”, David Miller.
"Chúng ta cần các chính sách thời tiết mang lại sự an toàn cho rặng san hô, đó là loại trừ việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và đầu tư vào các dự án mang lại nhiều công việc, để nhanh chóng chuyển sang năng lượng tái tạo”, David Cazzulino.
Trong khi đó, Nha Khí Tượng bắt đầu giữ hồ sơ về nhiệt độ mặt biển từ năm 1900 và mới đây ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong tháng chưa từng có ở rặng san hô.

Việc bạch hóa nầy lan rộng hơn trước đây và theo sau là các sự kiện san hô trắng xóa khác, vào những năm 2016 và 2017.

Tiến sĩ Miller cảnh cáo rằng, rặng san hô hiện cố gắng phục hồi bởi vì không có đủ thời gian giữa các lần san hô bị bạch hóa.

“Với mỗi hiện tượng bạch hóa san hô, những gì chúng ta mất đi là chủng loại san hô dễ gặp nguy hiểm nhất và mất cả rặng san hô".

"Trong tình trạng đó, quí vị mất sự đa dạng sinh học của san hô và khi mất đi rồi, quí vị sẽ mất đi cả hệ sinh thái của chúng”, David Miller.

Còn ông David Cazzulino thuộc Hiệp hội Bảo tồn Hải Dương, tin rằng chính sách về thay đổi khí hậu là cách thức duy nhất để bảo vệ Great Barrier Reef.

“Chỉ có hành động mạnh mẽ của chúng ta về sự thay đổi khí hậu, sẽ giúp cho rặng san hô có cơ hội tốt nhất trong tương lai".

"Chúng ta cần các chính sách thời tiết mang lại sự an toàn cho rặng san hô, đó là loại trừ việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và đầu tư vào các dự án mang lại nhiều công việc, để nhanh chóng chuyển sang năng lượng tái tạo”, David Cazzulino.

Được biết Great Barrier Reef bao gồm 2900 rặng san hô riêng biệt và 900 đảo nhỏ.

Các cuộc khảo sát dưới nước sẽ được tiến hành vào cuối năm nay, để thẩm định toàn bộ mức thiệt hại của Great Barrier Reef.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại  


Share