Cảnh báo về tình trạng bạch hóa mới tại rặng san hô Great Barrier Reef

Heavily bleached soft coral off Magnetic Island

Heavily bleached soft coral off Magnetic Island Source: Leon Zann

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các khoa học gia cảnh cáo nạn san hô bị bạch hóa lớn lao mới đây tại Great Barrier Reef có thể là khởi đầu với những mảng riêng rẽ xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau. Viện Khoa học Hải Dương Úc cảnh cáo rằng nếu các điều kiện không được cải thiện sớm, thì vùng biển san hô có thể đối diện với sự bạch hóa lần thứ ba trong vòng 5 năm.


Nhiều mảng san hộ bị trắng xóa hiện ra chung quanh đảo Magnetic, ngoài khơi bờ biển Townsville, trong 2 tuần lễ vừa qua.

Lo lắng về việc thế giới chẳng quan tâm đến chuyện nầy, nhà hải dương sinh vật học về hưu là tiến sĩ Leon Zann sử dụng đến máy quay phim để bắt đầu ghi lại tình trạng nầy.

“Tôi đã từng lặn tại đây trong 50 năm qua và đây là tình trạng san hô bị bạch hóa tệ hại nhất mà tôi chưa từng thấy cho đến nay”, Leon Zann.

Trong cuốn băng video mới đây nhất được đăng tải vào thứ ba, các cảnh quay được cho thấy xảy ra nhiều thiệt hại tại một địa điểm mới, với những con hào to lớn và xác san hô hóa thạch, đều bị trắng xóa.

Tiến sĩ Zann nói chuyện với SBS, từ đảo Magnetic.

“Các khoa học gia thuộc cơ quan Hải Dương và Khí Quyển Quốc gia cùng các nhà hải dương học tại Úc, cho chúng tôi biết một vài tháng trước là, có một đợt khí nóng rất lớn xảy ra ở phía bắc rặng san hô, dường như luồng khí đã đến nơi nầy".
"Nhiệt độ nước biển khoảng 30 đến 32 độ là khá ấm và ở chỗ cạn là 33, 34 và ngay cả 35 độ nữa”, Leon Zann.

Trong khi đó, tiến sĩ Katharian Dabricius là Khoa học gia nghiên cứu chính yếu tại Học Viện Hải Dương Úc châu và bà nầy cũng sống trên đảo Magnetic.

Bà cho biết, tình trạng trên đảo đã bị hủy hoại trong 4 năm qua, từ việc bạch hóa san hô trung bình, cho đến tình trạng san hô đầu tiên bị chết.

“Chúng ta có hiện tượng bạch hóa san hô một cách qui mô vào năm 2016 và 2017, nay chúng ta đang ở bên bờ vực của chuyện nầy".

"Nó tùy thuộc vào thời tiết hiện nay, liệu chúng ta sẽ chứng kiến một hiện tượng bạch hóa san hô nữa hay không”, Katharian Dabricius.

Được biết các trận mưa diễn ra khắp nơi cùng những đám mây che phủ, đã mang lại một sự nhẹ nhõm ngắn ngủi cho vùng phía bắc rặng san hô.

Thế nhưng nhiều khoa học gia cho đài SBS biết, họ quan ngại những gì xảy ra nếu những đám mây không còn che phủ nữa.

“Vì vậy chuyện nầy chỉ xảy ra tại từng khu vực, nó chỉ là những mảng bị trắng ra, thế nhưng nó đang bắt đầu và nếu thời tiết nóng hơn với đợt sóng nhiệt tiếp tục, thì tôi thực sự quan ngại là chúng ta có thể sẽ chứng kiến một hiện tượng bạch hóa san hô nữa”, Katharian Dabricius.
"Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng bạch hóa và tôi thực sự hy vọng rằng, có những đám mây che phủ hòn đảo Magnetic, để nhiệt độ không lên cao và giúp cho rặng san hô”, Blanche d’Anastasi.
Được biết cơ quan phụ trách công viên Hải Dương tại rặng san hô Great Barrier Reef, cũng theo dõi thật sát tình trạng tại đây.

Cơ quan nầy xác nhận đã quan sát tình trạng bạch hóa từ trung bình cho đến nghiêm trọng, tại nhiều nơi trong vịnh Cleveland và Halifax, bao gồm cả đảo Magnetic.

Một phát ngôn nhân nói rằng, hiện nay cơ quan không có tin tức về vệ tinh do thời tiết có mây, thế nhưng ghi nhận rằng, thời tiết hiện mang lại một vài sự dịu mát cần thiết.

Cơ quan cũng cho biết, rặng san hô là một điểm quan trọng, xét về mặt nhiệt độ và trong vài tuần lễ nữa, sẽ giữ một vai trò then chốt để quyết định xem những gì xảy ra kế tiếp.

Được biết, SBS viếng thăm đảo Magnetic hồi tháng chạp năm rồi, đã báo cáo về tình trạng của rặng san hô nầy.

Bà Blanche d’Anastasi thuộc đại học James Cook và cũng là ứng viên dự tuyển tiến sĩ, cho biết bà quan ngại về tình trạng sống còn của rặng san hô, trong vùng biển chung quanh đảo.

Hôm nay bà nói rằng, bà hết sức thất vọng.

“Tình trạng thực sự là đang đối đầu vì những san hô nầy, sự kiện chúng bạch hóa có nghĩa là nhiệt độ nóng hơn trước, nên chúng có phản ứng".

"Với các điều kiện nóng ấm trong nước biển đến một nhiệt độ không dễ chịu để tắm, quí vị biết nhiệt độ nầy cũng nóng quá cho rặng san hô".

"Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng bạch hóa và tôi thực sự hy vọng rằng, có những đám mây che phủ hòn đảo Magnetic, để nhiệt độ không lên cao và giúp cho rặng san hô”, Blanche d’Anastasi.

Viện Hải Dương Úc châu cho biết, cũng nhận được các phúc trình về tình trạng san hô bị bạch hóa tại chỗ, ở đảo Heron và đảo Lizard.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share