Frydenberg: Cao niên làm việc lâu hơn sẽ tránh tình trạng lão hóa dân số

Workers restock prawns at the Sydney Fish Market, in Sydney

Workers restock prawns at the Sydney Fish Market, in Sydney Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg cho biết ông quan ngại về tình trạng lão hóa tại Úc, mà ông gọi là ‘một quả bom nổ chậm về kinh tế’. Ông mong muốn những người Úc cao niên tiếp tục công việc lâu hơn để giữ cho nền kinh tế Úc tiếp tục phát triển, thế nhưng một số công nhân cao tuổi lại cho rằng chính lề thói tại nơi làm việc mới cần được thay đổi.


Với bà Joan Hughes 66 tuổi, kinh nghiệm về chuyện kỳ thị tại nơi làm việc, diễn ra trong một loạt các hình thức khác nhau.

“Đó là chuyện tuổi tác, chuyện giới tính và quan trọng hơn là mọi người như nhân viên tuyển dụng hay chủ nhân nói với tôi rằng, tôi không nhận được công việc vì tôi có quá nhiều kinh nghiệm”.

Thế nhưng bà cho rằng, tuổi tác ngày càng trở thành một rào cản lớn nhất.

Đó là động lực khiến bà đối phó với tình trạng lão hoá tại nơi làm việc, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Cao niên gọi tắt là COTA tại New South Wales.

“Ngày xưa, mọi người về hưu ở tuổi 60 hoặc hơn. Nay họ sống lâu đến độ 80 tuổi và còn đến 90 nữa, vì vậy họ có thêm 30 năm và rồi sẽ làm cái gì?

"Nhiều người cao niên Úc nói với tôi là họ muốn tiếp tục công việc”, Joan Hughes.

Trong khi đó Tổng trưởng Ngân khố, ông Josh Frydenberg muốn những người cao niên tiếp tục làm việc và thúc giục những người cao tuổi Úc hãy ở trong thị trường nhân dụng lâu hơn, nhằm giữ vững mức phát triển trong một nền kinh tế đầy dẫy các món nợ.

“Bằng cách chú tâm đến năng suất và sự tham gia của mọi người vào thị trường lao động, chúng ta có thể xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ".

"Mục tiêu của chính phủ là tạo nhiều cơ hội và chọn lựa cho mọi người".

"Chẳng hạn như chúng tôi loan báo trong bản ngân sách năm nay, là tiền thưởng cho hưu bổng khi tiếp tục làm việc đang được nới rộng, để mọi người có thể kiếm được thêm lợi tức trong khi họ không mất đi tiền hưu bổng”, Josh Frydenberg.

Trong một vài lãnh vực, vấn đề di trú cũng giúp đỡ nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng của một dân số lão hóa.

Việc tham gia vào thị trường nhân dụng của giới cao niên hiện ở mức cao nhất, với 14 phần trăm những người trên 65 tuổi, vẫn còn làm việc.

Thế nhưng 80 phần trăm các chỗ huấn nghệ sẽ diễn ra, trước khi thanh niên Úc được 18 tuổi, một điều mà ông Frydenberg cho biết chính phủ muốn thay đổi chuyện nầy.

“Mục tiêu của chúng tôi là giảm bớt gánh nặng về thuế vụ, cũng như giúp cho mọi người có thể tiết kiệm tiền bạc cho thời gian nghỉ hưu, thế nhưng đồng thời nếu họ muốn được đào tạo thêm kỹ năng nữa, thì họ vẫn có cơ hội và chọn lựa để làm chuyện đó”, Josh Frydenberg.
"Chúng tôi biết nhiều vị cao niên làm việc bán thời, không vì lý do họ phải làm như vậy, mà do họ chọn cách đó”, Jeremy Thorpe.
Lao động cáo buộc, chính phủ chỉ muốn giữ cho các công nhân, bị trói buộc vào các dụng cụ và bàn giấy cho đến khi chết.

Phát ngôn nhân đối lập về ngân khố của Lao động là ông Jim Chalmers nói rằng, ông Frydenberg xa rời thực tế với các sự kiện đang diễn ra, trong nền kinh tế và với lực lượng lao động.

“Những người Úc cao niên sẽ không bao giờ quên được rằng, chính phủ nầy đã cắt giảm hưu bổng của họ, giảm bớt tiền già và tìm cách buộc họ làm việc cho đến 70 tuổi".

"Trong khi đó, có gần 2 triệu người Úc đang tìm việc hay kiếm thêm việc làm, thì câu trả lời không phải là chuyện ông Josh Frydenberg thuyết giảng cho người già Úc, là nên làm việc lâu hơn".

"Nó cũng giống như chuyện nầy mới tỏ rạng nơi ông ta, là chúng ta có vấn đề tại nước Úc nầy đó là dân số lão hóa”, Jim Chalmers.

Ông Chalmers nói rằng, người dân Úc tuổi từ 55 đến 65 gặp nhiều khó khăn khi tìm việc, và con số những người trên 55 tuổi đã gia tăng đến 45 phần trăm, khi nhận trợ cấp Newstart, kể từ khi chính phủ Liên đảng nắm quyền.

“Thay vì đối phó với các vấn đề đó, hay có một kế hoạch về nhân dụng, hoặc dự tính việc tăng lương, thì chúng ta chỉ có một bài diễn văn sáo rỗng từ ông Josh Frydenberg, mà những lời nói nầy chẳng thay thế được một kế hoạch nào cho nền kinh tế chúng ta”, Jim Chalmers.

Trong khi một số người tỏ ra quan ngại rằng, cuộc thảo luận có thể làm gia tăng mức độ lão hóa khi ngụ ý những người cao tuổi là một gánh nặng, thì bà Joan Hughes lại cho rằng khó khăn là ở lề thói suy nghĩ, vốn đã ăn sâu trong xã hội nước Úc.

“Nhiều vị cao niên cho chúng tôi biết, là họ chẳng được phỏng vấn công việc chi cả, bởi vì ngay khi những người tuyển mộ trông thấy họ già quá, thì họ xem như số phận của họ đã xong rồi, họ chẳng được đặt chân vào trong cửa".

"Nhiều cơ quan tuyển dụng đề nghị những người cao tuổi vào những công việc đặc biệt, rồi họ đưa thông tin đó lên chủ nhân và người chủ thông qua chuyện nầy khi không giao việc cho họ, vì thấy những người nầy già quá, ngay cả khi những họ được vào vòng chung kết do có những tài năng đặc biệt và những đóng góp thích hợp, vào một công việc đặc biệt nào đó”, Joan Hughes.

Trong khi đó, trưởng kinh tế gia của công ty Price Waterhouse Coopers là ông Jeremy Thorpe cho biết, một đường lối song hành nên được áp dụng, nếu người cao niên Úc vẫn còn ở trong thị trường lao động lâu hơn.

“Qua thời gian, chính các công nhân có lẽ cũng cần nghĩ đến việc học thêm các kỹ năng, đặc biệt trong lãnh vực kỹ thuật số, để họ thích hợp trong đợt công việc sắp tới".

"Thế nhưng đồng thời giới chủ nhân cũng cần nghĩ đến vấn đề, là làm sao có thể đề ra các công việc để thu hút các công nhân cao tuổi".

"Chúng tôi biết nhiều vị cao niên làm việc bán thời, không vì lý do họ phải làm như vậy, mà do họ chọn cách đó”, Jeremy Thorpe.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share