Dân biểu Úc thăm Julian Assange trong tù

SBS News in Macedonian 19 February 2020

Andrew Wilkie and George Christensen join protestors outside Belmarsh prison Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hai dân biểu Úc viếng thăm ông Julian Assange trong tù tại Luân đôn cho biết họ quan ngại về sức khỏe tâm thần của ông. Phiên tòa xét xử về lệnh dẫn độ nhà sáng lập Wikileaks bắt đầu vào tuần tới, thế nhưng hai dân biểu Andrew Wilkin và George Christensen kêu gọi chính phủ Anh hãy can thiệp ngay bây giờ và bác bỏ yêu cầu dẫn độ của Mỹ.


Hai dân biểu khác biệt nhau về chính trị, thế nhưng ông Andrew Wilkie thiên tả và ông George Christensen thuộc cánh hữu lại đồng ý nhau ở một điểm, đó là ông Julian Assange không nên bị dẫn độ sang Mỹ.

Cả hai cùng nhau bước vào nhà tù Belmarsh ở Luân đôn, để nói chuyện với sáng lập viên trang mạng Wikileaks.

Họ xuất hiện sau đó khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ và quan ngại về sức khỏe của ông Assange, trước khi thủ tục dẫn độ sang Mỹ bắt đầu.

Ông Christensen nói rằng, ông Assange là người có quốc tịch Úc, đã cảm thấy hậu quả của việc giam giữ biệt lập kéo dài quá lâu.

“Điều rõ ràng đối với chúng tôi là sức khỏe tâm thần của ông ta không được tốt".

"Khi chúng tôi hỏi ông hiện ra sao, thì lời nói tức khắc của ông là ‘không tốt’.

"Như vậy là đủ rồi, công dân của chúng ta phải về nước thôi”, George Christensen.

Được biết, ông Julian Assange bị giam giữ trong nhà tù kiên cố hồi tháng 4 năm rồi, sau khi bị kéo ra khỏi Tòa Đại sứ Ecuador tại Luân đôn, vốn là nơi ông trú ngụ suốt 7 năm trước đó.

Ông bị 18 tội tại Mỹ, bao gồm âm mưu đột nhập vào máy điện toán của chính phủ Mỹ và những tội nầy có thể khiến ông bị tù hàng chục năm, nếu xét có tội.

Ông Andrew Wilkie là dân biểu độc lập tại Úc cho biết.

“Tôi đi ra khỏi nhà tù Belmarsh trong tâm trạng là không còn nghi ngờ gì nữa, ông ta là một người tù chính trị trên đất nước nầy và Mỹ quyết tâm trong việc dẫn độ ông ta cho bằng được”, Andrew Wilkie.

Mối quan hệ giữa Anh và Mỹ mới đây đã căng thẳng, về việc Hoa Thịnh Đốn từ chối dẫn độ người vợ của một nhà ngoại giao Mỹ, bị cáo buộc lái xe đụng chết một thiếu niên Anh.

Vụ nầy khiến cho Thủ tướng Boris Johnson, phải tuyên bố trước Quốc hội hồi tuần qua.

“Tôi nghĩ người đàn ông đáng kính nầy có một điểm đặc trưng, trong cách sắp xếp dẫn độ của chúng ta với Hoa Kỳ".

"Tôi nghĩ rằng, có những yếu tố của mối quan hệ đó không cân bằng và tôi cho là nó đáng để xem xét, Boris Johnson.

Trong khi đó, các ủng hộ viên của ông Asange hy vọng, sự căng thẳng xuyên Đại tây Dương, có thể giúp ít nhiều cho người tù Úc nầy.

Ông Andrew Wilkie cho biết, hiệp ước dẫn độ giữa Anh và Mỹ là đáng buồn cười.

“Có vẻ như là mỗi lần Mỹ yêu cầu dẫn độ một ai ra khỏi nước Anh, là mỗi lần vị Thủ tướng đều gật đầu và nói vâng".

"Thế nhưng mỗi lần nước Anh muốn Hoa Thịnh Đốn dẫn độ ai đó về lại Anh, thì ‘không’ quí vị không thể yêu cầu người nầy được".

"Đây là một cơ hội cho nước Anh khẳng định chủ quyền của mình, trong quyết định riêng về chuyện ông Julian Assange”, Andrew Wilkie.
"Anh ta là một người, chẳng ai thương mến cả, của chúng ta đấy”, George Christensen.
Còn cha của ông Julian Assange hiện sinh sống tại Luân đôn cũng có mặttại nhà tù hôm nay.

Ông John Shipton muốn con trai ông sẽ được trả tự do, cho đến khi một quyết định cuối cùng về việc dẫn độ được chung quyết.

“Chẳng có lý do nào mà tại sao Julian tiếp tục bị giam giữ, trong nhà tù Benmarsh".

"Nó đến đây với chúng tôi và có thời gian với gia đình, trong khi tòa án lại là nhà".

"Tôi yêu cầu mọi Bộ trưởng liên hệ, hãy gọi điện thoại cho tôi và tôi sẽ lấy một chiếc taxi đến, để đón Julian về nhà”, John Shipton.

Thế nhưng, với việc ông Assange trước đây đã vi phạm điều kiện được tự do tạm, thì chuyện được trả tự do hầu như không thể xảy ra.

Phiên xử về dẫn độ sẽ bắt đầu hôm thứ hai và sẽ gồm hai phần, trong đó phiên thứ hai sẽ không bắt đầu cho đến tháng 5.

Dù với bất cứ kết quả như thế nào, việc kháng cáo dường như sẽ xảy ra và vụ án sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Chủ bút của Wikileaks hiện nay là bà Kristin Hrafnsson cho biết, cuộc sống trong tù của ông Assange đã được cải thiện đôi chút.

“Nhờ các áp lực từ toán biện hộ cho ông ta phần lớn là từ sau hậu trường, rồi từ công chúng và ngạc nhiên thay là từ các bạn tù khác trong khám đường Belmarsh".

"Họ có 3 lần khiếu nại đến ông giám đốc, để cho ông ta được ra khỏi nơi giam giữ biệt lập, vì vậy có nhiều tính chất nhân đạo hơn trong số các chính trị gia cứng rắn. hơn là quí vị tìm thấy ở bên ngoài”, Kristin Hrafnsson.

Ngay cả các ủng hộ viên nhiệt thành nhất với ông Assange cũng thừa nhận rằng, ông là mẫu người có một ý nghĩa đặc biệt và ông George Christensen dùng cách diễn tả về con người có nhiều màu sắc nầy.

“Có rất nhiều người Úc thuộc cánh tả hay hữu, đều nghĩ rằng Julian Assange là một con người chẳng ai thương mến".

"Thế nhưng tôi là một người như vậy và tôi yêu mến những người như vậy. Thế nhưng quí vị biết điều gì không?".

"Anh ta là một người, chẳng ai thương mến cả, của chúng ta đấy”, George Christensen.

Tuy nhiên trong lúc nầy, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ Anh hay Úc sẽ can thiệp, có lẽ họ để cho tòa án tiến hành các thủ tục mất rất nhiều thời gian.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share