Julian Assange bị cảnh sát Anh bắt giữ

Julian Assange gestures as he arrives at Westminster Magistrates' Court following his arrest

Julian Assange gestures as he arrives at Westminster Magistrates' Court following his arrest Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Người sáng lập trang mạng Wikileaks là Julian Assange đã bị cảnh sát bắt giữ tại Tòa Đại sứ Ecuador sau khi ông nầy trốn trong Tòa Đại sứ nầy từ năm 2012.


Cảnh sát thành phố Luân đôn cho biết họ đã bắt giữ ông nầy 47 tuổi sau khi họ được mời đến sau khi chính phủ Ecuador rút lại việc tỵ nạn của ông nầy.

Wileaks cho rằng hành động của Ecuador là bất hợp pháp và vi phạm luật quốc tế về quyền tỵ nạn chính trị.

Ông Assagne lo ngại bị dẫn độ sang Mỹ do ông nầy tiết lộ các tin tức mật của Hoa kỳ.

Tổng thống Ecuador ông Lenin Moreno tuyên bố rút lại quyền tỵ nạn của ông Julian Assanga do ông nầy liên tiếp vi phạm các qui định trong hiệp ước về tỵ nạn quốc tế .

“Việc cấp quyền tỵ nạn hay rút lại là quyền tối thượng của quốc gia Ecuador, thep luật pháp quốc tế".

"Hôm nay tôi loan báo là hành vi hung hãn và thiếu lễ độ của ông Julian Assange, những lời tuyên bố hiếu chiến và đe dọa của tổ chức của ông ta chống lại Ecuador, đặc biệt là sự xâm phạm các hiệp ước quốc tế, đến mức việc tỵ nạn của ông ta không còn chịu đựng được nữa và không còn tồn tại nữa”, Lenin Moreno.

Ngoại trưởng Anh quốc là ông Jeremy Hunt cảm ơn chính phủ Ecuador về việc hợp tác trong việc bắt giữ ông Assange.

Anh quốc cho biết sẽ không trục xuất ông nầy sang Mỹ hay bất cứ nơi nào mà ông ta có thể bị án tử hình.

Thủ tướng Anh bà Theresa May hoan nghênh việc bắt giữ ông Julian Assange trong một bài diễn văn trước Hạ Viện Anh quốc.

“Tôi tin chắc rằng toàn thể Hạ Viện sẽ hoan nghênh tin tức nầy sáng nay, khi Sở Cảnh sát Thành phố bắt giữ ông Julian Assange, do vi phạm điều kiện tại ngoại sau gần 7 năm trong Tòa Đại sứ Ecuador".

"Thưa ông Chủ tịch Quốc hội, việc nầy cho thấy tại Vương quốc Anh, không ai đứng trên luật pháp cả”, Theresa May.

Chính phủ Ecuador không giấu diếm là việc cư trú của ông Assange trong Tòa Đại sứ của họ tại Luân đôn đã gây nhiều căng thẳng.

Tổng thống Ecuador cho biết, ông Assange không có quyền xâm nhập vào tài khoản riêng tư hay điện thoại của sứ quán, cũng như không thể can thiệp vào vấn đề chính trị của các quốc gia khác, đặc biệt là các nước thân hữu của Ecuador

Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Anh quốc là ông Alan Duncan cho biết, nước Anh sẽ không gởi ông Assange đến nơi nào mà mạng sống của ông nầy bị đe dọa.

“Đó là chính sách rộng rãi của nước Anh cho trong mọi hoàn cảnh và cũng áp dụng cho Julian Assange, là ông nầy sẽ không bị trục xuất nếu ông ta có thể bị án tử hình, vì vậy điều nầy cũng áp dụng cho ông ta”.

Tuy nhiên toán luật sư ủng hộ ông Assange lo sợ rằng, ông nầy có thể bị án hơn 45 năm tù do tội tiết lộ các tài liệu của Mỹ.

Chủ biên của trang mạng Wikileaks là bà Kristinn Hrafnsson cho biết họ tin rằng, nhà cầm quyền Ecuador đã thu thập thông tin về ông Assange để chuyển giao lại cho chính phủ Trump.

“Điều mới lạ và bất ngờ được đưa ra trước ánh sáng trong một vài ngày qua là Wikileaks khám phá một chiến dịch theo dõi rộng rãi chống lại ông Assange, trong phạm vi Tòa Đại sứ Ecuador".

"Việc nầy có các chi tiết hoàn toàn xuất phát sự riêng tư của ông Assange và những gì chúng tôi cho rằng, các máy quay phim an ninh được dùng để theo dõi ông ta từng bước, trong mỗi lần ông gặp gỡ các khách mời, bao gồm các cuốn băng video, hình ảnh và băng thu âm nữa”, Kristinn Hrafnsson.

Một luật sư của ông Assange tại Anh quốc là bà Jennifer Robinson cho biết, thân chủ của bà chống lại lệnh dẫn độ trong phiên xét xử vào ngày 2 tháng 5.

Bà cho biết Mỹ đề ra ‘một tiền lệ nguy hiểm’ cho ký giả và những người lên tiếng trên khắp thế giới.

“Tiền lệ nầy có nghĩa là bất cứ ký giả nào cũng có thể bị dẫn độ để bị truy tố tại Mỹ do đã xuất bàn các tin tức trung thực về nước Mỹ".

"Tôi vừa gặp ông Assange trong nhà giam cảnh sát, ông ta muốn cảm ơn mọi người ủng hộ cho việc hỗ trợ vẫn tiếp tục”, Jennifer Robinson.
"Vì vậy ông ta sẽ có quyết định, tôi không biết chi về ông Assange, đó không phải là chuyện tôi phải đối phó trong cuộc sống”, Donald Trump.
Trong một trang tweet, Wikileaks cho rằng Ecuador đã thoả thuận với nhà cầm quyền Anh để bắt giữ ông Assange, tuy nhiên nguồn tin nói trên không được kiểm nhận.

Trong khi đó, chính phủ Úc sẽ cung cấp cho người sáng lập Wikileaks Julian Assange cũng là công dân Úc với các trợ giúp lãnh sự.

Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho biết bà tin tưởng vào hệ thống luật pháp của nước Anh và xác nhận rằng, các viên chức Úc sẽ đến Anh quốc để gặp gỡ ông Assange .

Bà cho biết ông Assange sẽ nhận được trợ giúp lãnh sự của chính phủ Úc đối với công dân nước Úc bị bắt giữ ở nước ngoài.

Ủng hộ viên của ông Assange muốn ông nầy được mang về Úc.

Thế nhưng Thủ tướng Úc Scott Morrison cho đài ABC biết rằng, ông ta sẽ không được đối xử đặc biệt.

“Khi người dân Úc đi ra nước ngoài, họ phải tôn trọng luật pháp tại nước sở tại, cũng như hệ thống tư pháp của những nước đó".

"Đó là đường lối của hệ thống tư pháp nước Úc, chúng tôi hỗ trợ cho người dân Úc trong các trường hợp như vậy bằng cách trợ giúp lãnh sự".

"Ông Assange sẽ nhận được sự trợ giúp tương tự với mói người Úc khác”, Scott Morrison.

Còn lãnh tụ đối lập Bill Shorten, người có thể trở thành Thủ tướng nếu Lao động thắng cử trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 18 tháng 5 đồng ý rằng, ông Assagne nên được trợ giúp lãnh sự từ nước Úc, thế nhưng ông từ chối bình luận thêm nữa.

Trong khi đó, tại Thụy điển luật sư đại diện cho nạn nhân trong một vụ điều tra về hãm hiếp liên quan đến ông Julian Assange cho biết bà sẽ đẩy mạnh việc công tố viện mở lại hồ sơ, vốn đã bị hủy bỏ hồi năm 2017.

Luật sư Elizabeth Massi Fritz nói rằng, tin tức về vụ ông Assange diễn ra gây kinh ngạc cho chính bà và thân chủ của bà, thế nhưng đây là tin tức mà họ chờ đợ từ 7 năm qua.

Bà Fritz cho biết họ muốn thấy Thụy điển mở cuộc điều tra sơ khởi về vụ nầy vốn sẽ được mở lại, vì vậy ông Assange có thể bị dẫn độ sang Thụy điển để trả lời cáo buộc hãm hiếp.

Trong khi đó tại Mỹ, Bộ Tư Pháp Mỹ đã truy tố ông Assange với tội âm mưu cùng với cựu phân tích gia tình báo Mỹ là Chelsea Manning, khi xâm nhập vào một máy điện toán với hồ sơ mật của chính phủ Mỹ.

Cáo trạng được loan báo ngay vào hôm thứ năm giờ Hoa kỳ, theo sau vụ người sáng lập Wikileaks bị cảnh sát Anh bắt giữ và phạm tội vi phạm điều kiện tự do tạm trước toà án Anh quốc hồi năm 2012.

Cáo trạng của Bộ Tư Pháp Mỹ cáo buộc ông Assange giúp đỡ Bradley Manning nay là Chelsea Manning phá vỡ mật mã, giúp cho người nầy xâm nhập vào máy điện toán của Ngũ giác Đài.

Còn Tổng thống Donald Trump cho biết, ông không có ý kiến gì về vấn đề có thể dẫn độ ông Julian Assange.

Trong cuộc vận động bầu cử Tổng thống năm 2016, ông Trump còn ca ngợi Wikileaks đáng kể nhất sau khi trang mạng nầy công bố các email bị xâm nhập của đối thủ ông là bà Hilary Clinton.

Ông Trump cho biết, Bộ trưởng Tư pháp William Barr sẽ có quyết định cuối cùng liên quan đến vụ việc nói trên.

“Tôi không biết chi về Wikileaks, đó không phải là chuyện của tôi, thế nhưng tôi biết có một vài chuyện phải làm với Julian Assange".

"Tôi đã thấy nhiều gì xảy ra cho ông ta và tôi nghĩ Bộ trưởng Tư Pháp sẽ có hành động".

"Vì vậy ông ta sẽ có quyết định, tôi không biết chi về ông Assange, đó không phải là chuyện tôi phải đối phó trong cuộc sống”, Donald Trump.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share