Cuộc sống của bệnh nhân ung thư trong trại giam như thế nào?

Cancer can strike anywhere - even behind prison walls

Cancer can strike anywhere - even behind prison walls Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng các bước tiến trong việc ngăn chặn, phát hiện và điều trị ung thư trong vòng 20 năm qua đã giúp cứu sống hàng trăm ngàn người tại Úc, trong đó bao gồm những người được chẩn đoán bệnh khi đang ở sau song sắt nhà tù.


Một chẩn đoán ung thư có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu, bao gồm cả trong tù giam.

Đó là điều đã xẩy ra với bệnh nhân X, người không thể tiết lộ danh tính vì các lý do pháp lý.
Tôi đã rất sốc và lo lắng cho gia đình tôi, cho bản thân tôi, nhưng chủ yếu là cho các con tôi. Các con tôi mới mất mẹ chưa bao lâu, và tôi lo sợ rằng chúng sẽ mất tôi nữa.
Người này ở trong độ tuổi 40s, được giam giữ trong một nhà tù có mức an ninh tối thiểu, ở ngoại ô Sydney.

Vào giữa năm 2020, trong khi đang thi hành án tù của mình, anh được chẩn đoán mắc bệnh đa u tủy, một dạng ung thư máu khiến ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

Mỗi năm, có khoảng 300 người tại NSW được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trong khi đang bị giam giữ. 

Leanne Foster - một chuyên viên về chăm sóc bệnh nhân ung thư từ Bộ Tư pháp NSW - nói rằng đối với nhiều người, điều này như là một bản án đúp.
Bị chẩn đoán có ung thư là một điều tồi tệ, nhưng nhận tin khi đang ở trong trại giam, nó như là một cú đánh đúp.
"Bạn biết đấy, họ đi vào giai đoạn phủ nhận, ‘không, tôi sẽ không chết, tôi không muốn chết trong khi bị giam giữ.”

Trong bốn năm qua, bà Foster đã làm việc để hỗ trợ các bệnh nhân ung thư trong hệ thống dịch vụ cải huấn ở NSW, từ việc chẩn đoán bệnh đến điều trị thuyên giảm, theo dõi và chăm sóc cuối đời.

Bà cho hay luôn có một sự nhạy cảm đối với việc bị giam giữ, và do đó họ không hỏi tại sao họ ở đây, và không đối xử với họ một cách khác biệt. Bởi theo bà, ung thư không phân biệt đối xử.

Vào cuối năm ngoái, bệnh nhân X đã được chuyển đến bệnh viện để thực hiện cấy ghép tế bào.

“Họ có hai nhân viên túc trực ngày và đêm. Tôi nghĩ họ đã đối xử với tôi rất tốt. Các y tá rất thân thiện, và các bác sỹ đều rất tốt. Họ đưa đến cho tôi sự chăm sóc như mọi người khác. Điều đó rất quan trọng bởi vì nó khiến bạn cảm thấy vui và là động lực để bạn tiến lên.”

Bệnh nhân này giờ đây đang trong quá trình phục hồi. Anh cho biết anh cám thấy rất vui.

Bên ngoài song sắt nhà tù, ung thư cũng vẫn là một mối hiểm họa lớn.

Đại dịch COVID-19 đã chứng kiến một sự sụt giảm mạnh trong số lượng người Úc đi làm xét nghiệm ung thư. Các chuyên gia khuyến cáo rằng việc chủ quan trong chuyện này có thể lấy đi mạng sống.

Tổ chức Cancer Australia cho hay trong khoảng thời gian 9 tháng đầu của năm ngoái, đã có một mức giảm 149,000 số lượng xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán các căn bệnh ung thư vú, ruột già, phổi và tuyến tiền liệt.

Một chiến dịch do chín tổ chức phi lợi nhuận về ung thư ủng hộ, đang ra sức kêu gọi mọi người không chủ quan.

Julien Wiggins là giám đốc điều hành tổ chức Bowel Cancer Australia.
Điều quan trọng của chiến dịch này đó là bảo đảm các bệnh nhân không trì hoãn việc chữa trị ung thư do đại dịch, bởi vì chúng ta biết rằng, khi mà có sự trì hoãn, việc đó có thể tăng rủi ro tử vong tới 10 phần trăm đối với các bệnh nhân.
Megan Varlow, Giám đốc chính sách kiểm soát ung thư tại Cancer Council Australia nói rằng, họ đang cố gắng để tìm cách loại bỏ các tin đồn không xác thực và các hiểu lầm xung quanh vấn đề về bệnh ung thư.

“Một số tin đồn đó là 67 phần trăm người Úc nghĩ rằng động vật có thể đánh hơi người có ung thư, khoảng 40 phần trăm tin rằng các biện pháp trị liệu khác có thể chữa ung thư. Do đó Hội đồng Ung thư đang khuyến khích người dân Úc tìm hiểu thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.”

Thông điệp là: Trong khi thú cưng của bạn không thể phát hiện ung thư, thì một cuộc gặp gỡ với bác sỹ hoàn toàn có thể.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share