COVID-19 có phải là cơ hội tốt để thực hiện một tương lai kinh tế bền vững?

مزرعه بادی هورنزدیل در آدلاید

Hornsdale Wind Farm in Adelaide Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trận đại dịch toàn cầu COVID-19 có mang lại cơ hội cho nước Úc hướng về tương lai bền vững hơn hay không? Các nhà tranh đấu cho môi trường và kinh tế gia cho biết, các dự án năng lượng tái tại qui mô, sẽ tạo công ăn việc làm và đẩy mạnh kinh tế để thoát khỏi cơn suy thoái.


Các nhà tranh đấu cho nhiên liệu tái tạo, hiện đẩy mạnh việc phục hồi kinh tế thân thiện với môi trường, sau khi Tổng Trưởng Ngân Khố Josh Frydenberg xác nhận vụ suy thoái đầu tiên của nước Úc trong gần 30 năm qua.

Các con số của Văn phòng Thống kê cho thấy, Tổng Sản Lượng Quốc Nội Thuần GDP giảm xuống 7 phần trăm trong quí tháng 6, được xem là mức giảm sụt lớn nhất từ trước đến nay.

Văn phòng cũng xác nhận, quí tháng 3 cũng sụt giảm 0,3 phần trăm, có nghĩa là nước Úc có hai quí liên tiếp có mức phát triển âm, và đó là định nghĩa thông thường của tình trạng suy thoái.

Thế nhưng những hạn chế về COVID-19, lại giúp hạ giảm việc thải khí của Úc đến mức trước năm 2000.

Vào cuối tháng 8, Tổng Trưởng Năng lượng và Ha Giảm Khí Thải Augus Taylor cho biết, mặc dù các con số cần được xác nhận, thì những hạn chế của coronavirus đã giảm bớt thải khí đến mức thấp nhất kể từ năm 1998.

Những nhà tranh đấu cho nhiên liệu tái tạo như ông Chris Barfoot, giám đốc dự án tại Latrobe Community Power nói rằng, đây là một cơ hội bằng vàng cho nước Úc và thế giới, để thấy được các lợi ích về việc hạ giảm khí thải.

“Đó là một cơ hội thực sự để xem xét cuộc sống ra sao với ít lượng khí thải".

"Vì vậy chúng ta bất ngờ thấy được những chuyện như tại Ấn Độ, nơi quí vị vô tình thấy được ngọn Hy Mã Lạp Sơn".

"Rồi biển cũng sạch hơn tại Venice, chúng ta lại thấy được lợi ích của sự thay đổi nầy, thế nhưng nó không bền vững".

"Một khi mọi người trở lại làm việc và mọi thứ xảy ra, phần lớn chúng ta sẽ trở lại theo lối cũ".

"Thế nhưng đó thực sự là một chỉ dấu quan trọng để nói rằng, nếu chúng ta thực hiện sự thay đổi nầy, thì đây là những gì sẽ có tính cách bền vững".

"Đây là nơi chúng ta có sự thay đổi và tôi nghĩ, nó sẽ là một cơ hội mà chúng ta nên giành lấy”, Chris Barfoot.

Ông Barfoot giúp đỡ cho các dự án nhiên liệu tái tạo do cộng đồng làm chủ, tại vùng nông thôn thuộc Ballarat, Bendigo và thung lũng Latrobe.

Được sự hỗ trợ của chính phủ Victoria, Latrobe Community Power mang người dân địa phương đến với nhau để phát triển các dự án nhiên liệu tái tạo do cộng đồng làm chủ và điều hành.

Ông cho biết, lấy thí dụ như tại thung lũng Latrobe nơi các cộng đồng lệ thuộc rất nhiều vào than đá, có một cơ hội để đẩy mạnh kinh tế qua việc phát triển năng lượng gió, mặt trời và các bình điện dự trữ cũng như các kỹ thuật khác.

“Đối với tôi, việc nầy nên là 2 vấn đề chính yếu. Trước hết là việc cắt giảm giá điện, một khi giảm giá điện quí vị khiến cho các ngành kỹ nghệ cạnh tranh nhau hơn và có phương tiện để phát triển công việc, cùng có nhiều cơ hội cho mọi người".

"Chuyện thứ hai là chúng ta cần đẩy mạnh sản xuất, vào lúc nầy chẳng hạn không ai chế tạo các pin mặt trời, ngoài Trung Quốc và Đài Loan. Vì vậy tại sao chúng ta không chọn một hệ thống để sản xuất ngay tại Úc?".

"Cũng tương tự, khi bàn đến các cánh quạt gió tạo ta điện ngoài bờ biển, các turbine thực sự được chế tạo ở nước ngoài".

"Chúng ta cần mang việc sản xuất đó lại nước Úc và chuyện nầy tạo nên công ăn việc làm”, Chris Barfoot.

Hồi tháng rồi, trưởng kinh tế của Liên Hiệp Quốc là ông Elliott Harris thúc giục nước Úc, hãy dành ưu tiên về thay đổi khí hậu hơn là nhiên liệu hoá thạch trong thời gian hồi phục coronavirus, ông cho biết ông không nghĩ không có gì nguy hiểm hơn là cuộc khủng hoảng về khí hậu.

Ông Harris hiện giúp đỡ hướng dẫn trong việc cố vấn về chính sách phát triển của Liên Hiệp Quốc, tại các nước hiện đối phó với đại dịch.
"Nếu chính phủ quyết định, chúng tôi có thể dễ dàng quản lý việc tăng tốc quá trình chuyển đổi, các mục tiêu đầy tham vọng hơn về việc khử carbon. Điều đó sẽ tạo cơ sở cho việc điện khí hóa xe cộ và khử carbon vào năm 2050”, John Quiggin.
Ông cho biết các nước phát triển như Úc, phải sẵn sàng ra các quyết định khó khăn và đặt ưu tiên cho việc hồi phục thân thiện với môi trường và nói thêm rằng, cuộc khủng hoảng COVID-19 cho thấy các chính phủ có thể can thiệp mạnh mẽ và nhiều tham vọng, cũng như mới mẻ.

Ông Bruce Mountain là một kinh tế gia tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Victoria.

Ông tin rằng nước Úc sẵn sàng cho thử thách, khi chỉ cần các chính sách cuả chính phủ khuyến khích thêm đầu tư.

“Liên quan đến tầm mức và thử thách từ góc độ kỹ thuật, nó sẽ là một sự thay đổi lớn lao
nhưng nó rất có thể làm được và có nhiều nơi trên thế giới, khu vực và quốc gia, đã bắt tay vào thực hiện điều này".

"Và trên thực tế ở những vùng rộng lớn của Úc, chúng tôi đã xây dựng sản xuất gió và năng lượng mặt trời và pin".

"Chúng tôi biết cách thực hiện và nhiệm vụ là mở rộng quy mô, để tạo lợi thế khi làm tốt công việc đó và sau đó là các ngành dịch vụ và xuất cảng, cho phép chúng tôi bán kiến ​​thức chuyên môn của mình cho các quốc gia khác, đang đi theo con đường tương tự”, Bruce Mountain.

Hội đồng Doanh nghiệp Úc Châu cho biết đối với các công ty, việc giảm bớt khí thải là một vấn đề đã được nghĩ đến rộng rãi, khi các doanh nghiệp xem việc giảm khí thải liên quan đến sự quản lý rủi ro, quản lý thương hiệu và cạnh tranh.

Người đứng đầu Hội đồng Doanh nghiệp Úc thúc giục chính phủ liên bang hãy chấp nhận mục tiêu thải khí bằng không vào năm 2050, và nói thêm rằng sự ủng hộ lâu dài của lưỡng đảng sẽ tạo nên các vụ đầu tư trong các sáng kiến về nhiên liệu tái tạo.

Giáo sư John Quiggin là kinh tế gia tại đại học Queensland nói rằng, chính sách đúng đắn về nhân dụng và môi trường là phương cách tốt nhất để vượt qua suy thoái.

“Về căn bản, đó là về việc chính phủ đảo ngược lập trường hiện tại ở cấp liên bang hoàn toàn thù địch với năng lượng tái tạo, thậm chí đến mức phi lý, như nghiên cứu về một nhà máy nhiệt điện than ở Collinsville, mặc dù mọi người đều hiểu rằng điều đó sẽ không xảy ra".

"Thế nhưng chúng tôi đang xoa dịu những người có ý tưởng vẫn bị thúc đẩy bởi những ý tưởng về chiến tranh văn hóa".

"Nếu chính phủ quyết định, chúng tôi có thể dễ dàng quản lý việc tăng tốc quá trình chuyển đổi, các mục tiêu đầy tham vọng hơn về việc khử carbon".

"Điều đó sẽ tạo cơ sở cho việc điện khí hóa xe cộ và khử carbon vào năm 2050”, John Quiggin.

Chính phủ Morrison không cam kết về mục tiêu thải khí bằng không vào năm 2050, trong khi Lao động ủng hộ việc nhắm vào mục tiêu nầy vào lúc đó.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share