Phúc trình ‘Thu Hẹp Khoảng Cách’ tiết lộ các bất lợi cho người Thổ dân vẫn tiếp tục

Prime Minister Scott Morrison arrives to deliver the Closing the Gap report

Prime Minister Scott Morrison arrives to deliver the Closing the Gap report Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm chịu dạy học tại các được Thổ dân xa xôi trong 4 năm sẽ được xóa nợ vay khi học đại học và đây là một phần trong kế hoạch nhằm cải thiện kết quả giáo dục cho các sinh viên gốc Thổ dân.


Thủ tướng Scott Morrison loan báo sáng kiến nầy khi ông đọc bài diễn văn đầu tiên về việc Thu Hẹp Khoảng Cách giữa người Thổ dân và không phải là Thổ dân.

Trong 11 năm qua, bản phúc trình Thu Hẹp Khoảng Cách đã nêu bật những bất lợi lớn lao của người Thổ dân, vẫn tồn tại ở Úc.

Với ngoại lệ về mục tiêu giáo dục mầm non và mục tiêu học đến lớp 12, Thủ tướng Scott Morrison cho Quốc hội biết rằng, các mục tiêu khác đã được thiết lập hơn một thập niên trước, nay đã gần đạt được.

“Trong khi có những tiến triển vững chắc và đầy ý nghĩ trên nhiều phương diện, như chỉ trong năm 2019 thì 2 trong số 7 mục tiêu Thu Hẹp Khoảng Cách, đang tiến triển theo đúng hướng".

"Những gì chúng ta làm là tạo ra sự thay đổi và chính phủ của chúng ta hiện dẫn đầu một tiến trình thay đổi đó".

"Đó là lý do vì sao 2 năm trước đây và tôi nhớ là với cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull, chúng ta đã tái lập vấn đề khoảng cách biệt, do các nỗ lực chưa đạt được các tham vọng tương xứng”, Scott Morrison.

Ông Morrison nói rằng, việc thiếu sót các tiến bộ đòi hỏi một đường lối chú trọng nhiều hơn và ông muốn làm nhiều hơn để cải thiện các kết quả giáo dục.

“Tôi muốn mọi trẻ em phải đến trường và chúng đi học lâu hơn, đó là những gì tôi mong ước thực hiện".

"Giáo dục là chìa khóa dẫn đến tài năng, đến các công việc, cũng là bí quyết để xây dựng các doanh nghiệp và mang lại cho những người trẻ Thổ dân và dân đảo Torres các cơ hội để tạo lập tương lai, đó là điểm then chốt cho một đời sống tốt đẹp".

"Nếu các bạn không đọc được, không viết được, thì chẳng có cách nào để các các bạn có thể chia xẻ sự thịnh vượng của nước Úc cả”, Scott Morrison.

Để thu hút và giữ lại các sinh viên sư phạm tốt nghiệp ở tại các vùng xa xôi, chính phủ loan báo những sáng kiến về mặt tài chính.

“Các giáo chức dạy học tại các khu vực xa xôi nhất sẽ không mất xu nhỏ tiền nợ, khi họ làm việc tại những xa xôi như vậy".

"Với các thầy cô giáo kể từ hôm nay, nếu làm việc 4 năm tại các vùng xa xôi, thì món nợ HECS của họ sẽ bị hủy bỏ".

"Cùng với Tổng trưởng Giáo dục, Đặc Ủy và Tổng trưởng Thổ dân sự vụ sẽ cộng tác chặt chẽ với một số nhỏ cộng đồng, để cải thiện sỉ số hiện diện của các học sinh, tại từng cộng đồng từng trường học một, cũng như với từng đứa trẻ”, Scott Morrison.
"Đó là việc công nhận rằng, tình trạng vô quyền lực là do các định kiến tạo nên và do sự kỳ thị và phá vỡ các mắt xích nầy sẽ giúp chúng ta không chỉ gắn liền với Những Người Úc Đầu Tiên trở lại, mà còn kết hợp tất cả chúng ta nữa”, Bill Shorten.
Phụ nữ Thổ dân đầu tiên đắc cử vào Hạ Viện là bà Linda Burney của đảng Lao động.

Bà cho biết, lời hứa của Thủ tướng về món nợ HECS đã làm ngơ sự kiện, là có 79 phần trăm người Thổ dân sống ở các khu vực thành thị tại Úc.

Trong lời đáp trả bản phúc trình, lãnh tụ đối lập Bill Shorten than thở về việc thiế sự tiến triển và nói rằng, nay là lúc có sự cộng tác thành thật với những người Úc đầu tiên, để đạt được các mục tiêu đề ra.

Ông cho biết nếu thắng cử, Lao động sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý hợp hiến, đề công nhận Người Thổ dân Úc.

“Để nhìn nhận sự ủy quyền thực sự, việc nầy cần liên quan đến việc chia xẻ quyền hành trên thực tế".

"Quí vị không thể có sự cộng tác bất bình đẳng, vì cộng tác có nghĩa là trao cho cũng như nhận lấy, lắng nghe cũng như nói cho biết".

"Hôm nay tôi hãnh diện để tuyên bố một lần nữa, trong việc tôn trọng tiếng nói của Những Người Úc Đầu Tiên, sẽ là ưu tiên hàng đầu của Lao động trong việc thay đổi trong Hiến Pháp”, Bill Shorten.

Ông Shorten cho rằng, các thay đổi trong Hiến Pháp không nhất thiết dẫn đến việc đối xử đặc biệt nào cả.

“Đây không phải là xây dựng một viện thứ ba tại Quốc hội, cũng không phải là chủ trương chia rẽ hay ‘đối xử đặc biệt’.

"Làm thế nào để báo cáo thu hẹp khoảng cách với những con số thống kê tệ hại và thảm kịch như vậy qua các con số, rồi chúng ta nói rằng đã đối xử đặc biệt cho những người, mà ngay họ cả chẳng nhận được sự đối xử công bằng?

"Đây không phải là chủ nghĩa chiều chuộng hay chống lại các bất công, mà là việc nhìn nhận sự bất bình đẳng trong hàng thế kỷ rồi, để mang lại niềm danh dự cho đất nước chúng ta".

"Đó là việc công nhận rằng, tình trạng vô quyền lực là do các định kiến tạo nên và do sự kỳ thị và phá vỡ các mắt xích nầy sẽ giúp chúng ta không chỉ gắn liền với Những Người Úc Đầu Tiên trở lại, mà còn kết hợp tất cả chúng ta nữa”, Bill Shorten.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share