Cần làm gì khi WHO cảnh báo coronavirus có "tiềm năng gây đại dịch"?

Masked female Chinese workers walk alone and separately for prevention of the novel coronavirus

Masked female Chinese workers walk alone and separately for prevention of the novel coronavirus Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng coronavirus có "tiềm năng gây đại dịch" và kêu gọi tất cả các quốc gia nên chuẩn bị ứng phó phù hợp. Trong khi số trường hợp nhiễm COVID-19 ở Úc vẫn còn thấp, chính phủ đã có kế hoạch cho trường hợp các ca nhiễm tăng đột biến. Vậy người Úc có nên lo lắng về đại dịch coronavirus?


“Bây giờ là lúc để chuẩn bị. Chúng ta đang trong giai đoạn chuẩn bị cho đại dịch tiềm tàng. Điều đó không ngăn cản bất cứ ai làm những gì cần làm, hiện đã có đủ các quốc gia bị lây nhiễm. Đã đến lúc để chuẩn bị. Đã đến lúc phải làm mọi việc để chuẩn bị cho đại dịch.”

Đó là phát biểu của tiến sĩ Michael Ryan, giám đốc điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới, về việc thế giới chuẩn bị cho khả năng xảy ra đại dịch. Vậy thế nào là điều kiện đủ của một đại dịch, và điều đó có ý nghĩa gì ở Úc ?

Ông Sanjaya Senanayake, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc gia Úc cho biết:

Điều đáng nói là không có định nghĩa cụ thể về đại dịch, nhưng nhìn chung theo nghĩa rộng, thì đó là lây nhiễm vượt qua biên giới quốc tế và duy trì lây nhiễm tại địa phương ở nhiều quốc gia."

Các thí dụ về đại dịch bao gồm dịch cúm 'Tây Ban Nha' năm 1918 và đại dịch cúm heo năm 2009. Cả hai đại dịch đều do virus cúm H1N1 gây ra. Ước tính khoảng 500 triệu người đã bị nhiễm trong đợt bùng phát đầu tiên.

"Đó là điều mà chúng tôi luôn lo lắng. Dịch cúm 'Tây Ban Nha' đã giết chết 40 đến 50 triệu người trong khoảng một năm, trong bối cảnh của Chiến tranh thế giới thứ nhất và điều quan trọng nhất là, những người trẻ và khỏe mạn đã chết vì dịch bệnh, cho nên đó là một đại dịch."]]

Trên thế giới có khoảng 80.000 người đã bị nhiễm CoVid-19 tại ít nhất 30 quốc gia. Nhưng hiện tại phần lớn các trường hợp là ở Trung Quốc, nơi khởi nguồn của virus, với hơn 77.000 trường hợp nhiễm và hơn 2.500 người tử vong.
Nigel McMillan, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Griffith, đồng ý rằng coronavirus đang "ở ngay trên bờ vực của đại dịch". Nhưng ông nói rằng người Úc không nên hoảng sợ, vì cả nước sẽ không đột nhiên xuất hiện hàng ngàn trường hợp cùng một lúc.
"Nếu WHO tuyên bố là đại dịch thì điều đó chỉ là cảnh báo chính phủ và nhà chức trách địa phương cần lên kế hoạch cho khả năng virus bắt đầu lây lan ở Úc. Ngay bây giờ chưa xảy ra điều đó bởi vì chúng ta đã có lệnh cấm du lịch từ Trung Quốc, nơi tập trung hầu hết các trường hợp. Nếu virus lây lan sang nhiều quốc gia khác - qua Châu Âu, Trung Đông, v.v. - thì các lệnh cấm du lịch sẽ không còn ý nghĩa gì nữa, vì khi đó chúng ta sẽ phải cô lập hoàn toàn với thế giới nếu chúng ta muốn ngăn virus xâm nhập lãnh thổ. Và về lâu dài thì điều đó không thực tế."

Phó giáo sư Senanayake đồng ý rằng có rất ít cơ hội để ngăn virus xâm nhập nước Úc nếu như nó đã biến thành đại dịch:

"Tôi nghĩ rằng nếu đã trở thành một đại dịch thì rất khó để ngăn cản nó xâm nhập vào Úc, và chúng ta sẽ phải lên kế hoạch cho việc lây nhiễm ở Úc."

Giáo sư McMillan cho biết tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 1% và thậm chí có thể thấp hơn khi thời gian trôi qua, và người cao tuổi là dễ mắc bệnh nhất. Ông nói rằng đối với hầu hết dân số dưới 60 tuổi, virus về cơ bản sẽ gây ra triệu chứng như bị cảm lạnh nhẹ hoặc giống như cúm mà họ sẽ bình phục.

Phó giáo sư Senanayake nói rằng các bằng chứng dường như cho thấy CoVid-19 ít gây chết người hơn cúm Tây Ban Nha. Nhưng chúng ta không thể vì thế mà chủ quan.

"Ở giai đoạn hiện tại, chúng ta vẫn đang tìm hiểu về loại virus này. Hiện tại nó không biểu hiện gây chết người nhiều như cúm Tây Ban Nha, nhưng nó khá dễ lây nhiễm và nếu nó lây lan ở Úc thì chắc chắn chỉ có ít hơn 1% dân số sẽ chết. Trong trường hợp nhiều người bị nhiễm bệnh thì đó là một con số khá hợp lý."

Và giáo sư McMillan nói rằng có rất nhiều điều mà mỗi cá nhân có thể làm để tự bảo vệ mình:

"Nếu dịch bệnh lan rộng, thì điều mà mọi người cần nghĩ đến là: khi chẳng may nhiễm bệnh thì nên tự cách ly và ở nhà. Cần bảo đảm thói quen vệ sinh cá nhân được tăng cường hơn, vì vậy hãy rửa tay nhiều hơn nữa. Có thể nghĩ đến việc tránh những nơi đông người để phòng virus - nhưng hãy nhớ rằng chúng ta đang nói về khả năng dịch bệnh trở thành một kịch bản cực đoan."

Phát ngôn nhân của Bộ Y tế nói với SBS News rằng chính phủ "đang chuẩn bị cho mọi tình huống, bao gồm việc ngăn chặn lây nhiễm hoặc khả năng xảy ra đại dịch", và Kế hoạch ứng phó khẩn cấp của ngành y tế Úc đã được phát triển. Nếu dịch bệnh leo thang, thì "áp lực đối với các dịch vụ y tế sẽ tăng lên". Kế hoạch cho biết "các mô hình chăm sóc lâm sàng, chẳng hạn như hợp tác hoặc thành lập các phòng khám có thể cần được sử dụng để đối phó với nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng".

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share