Sáng kiến của Úc giúp các bác sĩ Israel và Palestin chữa trị trẻ em với bệnh PTSD

The conflict between Israel and the Palestinians is taking its toll on the mental health of children in the line of fire

The conflict between Israel and the Palestinians is taking its toll on the mental health of children in the line of fire Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cuộc xung đột diễn ra giữa Israel và Palestine khiến trẻ em giữa hai lằn đạn bị ảnh hưởng về mặt tâm thần với các chuyên gia cảnh cáo chúng đang ở bên bờ vực của cuộc khủng hoảng về tâm thần.


Một tổ chức từ thiện Úc hiện cố gắng thay đổi tình trạng nói trên khi cộng tác với các bác sĩ ở cả hai bên chiến tuyến.

Một đứa trẻ ngồi xe lăn được đẩy qua một bệnh viện, với các vết thương ảnh hưởng đến tính mạng, trong khi gia đình khóc lóc bên cạnh em bé,

Em nầy ở trong một bệnh viện thuộc lãnh thổ của Palestine, nơi các hạ tầng cơ sở hết sức kém cỏi.

Điện luôn bị cắt, thiếu các trang bị thích hợp và thiếu thuốc men, khiến cho các trẻ em Palestine dễ lâm vào tình trạng nguy hiểm.

Nhiều người Palestine lệ thuộc vào các bệnh viện Israel, về một số các vụ chữa trị, trong đó có các bệnh nhi khoa.

Thế nhưng họ phải chờ đợi giấy phép tại các điểm kiểm soát, khiến cho họ đôi khi không thể chuyển người bệnh đến bệnh viện thích hợp.

Với việc chữa trị các trẻ em với chứng bệnh Rối loạn Hậu Chấn Thương gọi tắt là PTSD, thì các cơ sở hầu như chẳng có.

Giáo sư Esti Galili Weistub, là một chuyên gia tâm lý học nhi khoa tại Jerusalem nói rằng, trẻ em tiếp cận lâu ngày với bạo động và chiến tranh, thường không nhận được việc chữa trị cần thiết.

“Tiếp cận với Israel quả thật tệ hại, còn với nhà cầm quyền Palestine thì hết sức khổ sở. Tại Israel, trẻ em phải chờ đợi từ 4 đến 6 tháng để được gặp được một chuyên viên y tế, chúng hiện được một thầy giáo rồi một nhân viên xã hội giúp đỡ vân vân...”.

Muốn cải thiện kết quả y tế của trẻ em trong vùng. đòi hỏi công việc của hai đàng, đó là những người sẵn lòng đặt chính trị sang một bên.

Một trong những chương trình như vậy, hiện do Giáo sư Galili Weisstub điều hành.

Chương trình huấn luyện các chuyên viên tâm lý Do thái lẫn Palestine, về việc chữa trị cho trẻ em với chứng Rối Loạn Hậu Chấn Thương nói trên.

“Không may, chẳng có việc huấn luyện về chữa trị tâm lý tại vùng Tây ngạn hay dải Gaza thuộc nhà cầm quyền Palestine".

"Tại Do thái có vài học viện, thế nhưng chỉ dạy bằng tiếngHebrew. Vì vậy sau một thời gian dài, chúng tôi đi đến một ý tưởng cùng với các bạn đồng nghiệp người Ả rập và Do thái từ Israel và Palestine, là chúng tôi muốn thiết lập việc huấn luyện chung bằng tiếng Anh”, Esti Galili Weisstub.

Trường có tên là chữa trị tâm lý của hai quốc gia, hiện hoạt động đến năm thứ hai.

Chương trình hy vọng sẽ phát triển và giúp các bác sĩ có thể tiếp cận, bất chấp họ thuộc phía nào trong cuộc xung đột.

“Cuối cùng, hy vọng họ có thể đến nơi của chúng tôi, một nơi có một bệnh viện miễn phí cho trẻ em Ả rập lẫn Do thái sẽ được chữa trị và các sinh viên thực tập được cung cấp các khoá giảng dạy và giám sát“, Esti Galili Weisstub.
“Đây là sự kiện đặc biệt và hết sức tuyệt vời, trong đó chúng tôi có thể tham gia, cam kết và nói chuyện với các bên và hiểu biết về mỗi bên”, Izzat Abdulladi.
Dự án nầy là một trong nhiều chương trình được Project Rozana của Úc tài trợ, với sứ mạng là đoàn kết cả hai phía trong cuộc xung đột qua một ước vọng chung, đó là sức khỏe của trẻ em.

Người sáng lập là ông Ron Finkel, nói với SBS News tại một buổi gây quỹ từ thiện ở Sydney, khi ông giải thích làm thế nào để công tác từ thiện được tiến hành.

“Dự án Rozana phát triển ngoài sự hiểu biết của mọi người rằng, trong vùng tranh chấp giữa Isreal và Palestine, lại có một khu vực mà hai dân tộc Do thái và Palestine, lại có thể gặp gỡ nhau trên căn bản ngang bằng, đó là lãnh vực y tế”.

Ông cho biết, Dự án Rozana cũng tạo nên đối thoại và khuyến khích đoàn kết, cũng như cung cấp việc trợ giúp thực hành về y tế.

“Cuộc tranh luận giữa hai bên trong thời gian quá lâu, khiến cho cả hai ngày càng xa rời nhau".

"Chúng tôi cần biết rõ đối tác để có thể tạo nên các kiểu mẫu, trong đó người Do thái và Palestine có thể gặp gỡ, không chỉ ngang bằng nhau mà còn tương kính nhau”, Ron Finkel.

Ngay cả tại Úc cách xa sự tàn bạo của chiến tranh, cuộc gây quỹ nầy cũng rất đáng kể .

Các lãnh đạo thuộc mọi đảng phái có mặt tại đó, trong một màn trình diễn hiếm có về tình đoàn kết.

Phó Đại sứ Israel là ông Ron Gerstenfeld cho biết, chính trị nên được đặt sang một bên, để giúp đỡ các trẻ em vô tội.

“Trẻ em chẳng có lựa chọn nào cả. Quí vị có thể đổ lỗi cho phía nầy hay phía bên kia, thế nhưng trẻ em không thuộc vào trò chơi nầy".

"Vì vậy chúng cần được giúp đỡ, chúng tôi có các trẻ em là người Palestine và trẻ em trên toàn thế giới, rồi chúng tôi làm những gì để có thể giúp cho chúng”, Ron Gerstenfeld.

Còn người đứng đầu phái bộ ngoại giao của Palestine tại Úc, ông Izzat Abdulladi nói rằng, đây là một cơ hội để gia tăng sự hiểu biết và thông cảm.

“Đây là sự kiện đặc biệt và hết sức tuyệt vời, trong đó chúng tôi có thể tham gia, cam kết và nói chuyện với các bên và hiểu biết về mỗi bên”, Izzat Abdulladi.

Công việc của Dự án Rozana tuy nhỏ, nhưng là các bước tiến cụ thể trong một thế giới có nhiều tranh chấp khó giải quyết.

Vì tình cảnh của các trẻ em, hãy đặt lòng nhân đạo lên trên chính trị.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share