Hội nghị về an ninh tại Munich bàn về Trung Đông

Ngoại trưởng Iran, ông Mohammad Javad Zarif

Ngoại trưởng Iran, ông Mohammad Javad Zarif Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trung đông và công cuộc chống khủng bố đã chiếm hầu như trọn ngày cuối cùng, trong cuộc họp thượng đỉnh về an ninh quốc tế tại Đức.


Các ngoại trưởng trên khắp thế giới đã về tham dự cuộc họp và mọi chú ý hướng về Iran, Syria và phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo IS đang bị đánh bại.

Ngày cuối cùng của cuộc họp về an ninh tại Munich, đã nghe một loạt các quan điểm khác biệt nhau về vấn đề Trung đông và các cuộc xung đột.

Trong cuộc họp tương tự hồi năm rồi, Iran đã được ca ngợi về vai trò trong việc bảo đảm một hiệp ước lịch sử, theo đó cắt giảm chương trình nguyên tử của nước mình.

Thế nhưng năm nay, Iran lại trở thành một mục tiêu bị chỉ trích nặng nề do vai trò của nước nầy trong vùng.

Bộ trưởng quốc phòng Do thái Avigdor Lieberman cho biết, tình trạng rõ ràng hiện nay .

"Một cựu tướng lãnh nổi tiếng của Hoa kỳ giải thích rằng, tại Trung đông chúng ta đối phó với 3 thử thách, đó là Iran, Iran và Iran. Tôi chỉ có thể lập lại và xác nhận việc nầy".

Á rập Saudi cũng tham gia trong việc góp tiếng chỉ trích Iran.

Ngoại trưởng Adel El Jubeit đổ lỗi cho Iran trong hàng thập niên qua về tình trạng ông gọi là "chết chóc và hủy diệt".

"Iran vẫn là quốc gia đơn độc và lớn nhất, trong việc ủng hộ cho khủng bố trên thế giới".

"Hiến Pháp của nước nầy đã đề ra nguyên tắc xuất cảng cách mạng và Iran không tin vào nguyên tắc quốc tịch".

"Họ cho rằng phái Shia đã chiếm hữu mọi thứ, mọi công dân thuộc về Iran và không phải là các quốc gia nguyên thủy".

"Điều nầy không thể chấp nhận được tại vương quốc Á rập Saudi, cũng như các đồng minh của chúng ta trong vùng vịnh và đối với bất cứ nước nào trên thế giới", Ngoại trưởng Á rập Saudi El Jubeit nói.

Iran từ lâu đã bác bỏ những cáo buộc như vậy, trước đó nước nầy cũng tố cáo Á rập Saudi là đạo đức giả khi ủng hộ các phe phái phiến quân tại Iraq và Syria, cũng như việc đối xử với chính người dân của họ.

"Nếu muốn đánh bại Daesh, chúng ta cần một giải pháp chính trị tin cậy, gồm các phe phái tại Syria, mặc dù việc nầy có vẻ phức tạp và xa vời, đó là thử thách mà chúng ta sẽ phải đối diện, trong một vài tuần lễ sắp tới", đặc ủy Liên hiệp quốc về vấn đề Syria, ông Staffan de Mistura nói.


Thế nhưng lần nầy, Ngoại trưởng Iran Mohamed Zarif tìm cách tuyên bố với giọng điệu hoà giải hơn.

"Thật dễ dàng cho chúng ta tại vùng Tây Á, để đổ lỗi cho Tây phương là thủ phạm chính yếu cho các khó khăn của chúng ta và chuyện nầy không thiếu trong lịch sử tại đây".

"Việc nầy lại càng thuận lợi cho phương Tây, khi đổ lỗi cho chúng ta là những người Hồi giáo".

"Trong quan điểm của tôi, bước cần thiết để giải quyết các thử thách là tái xác định vấn đề theo một cách thức để dẫn đến một giải pháp chung cuộc", ngoại trưởng Iran Mohamed Zarif nói .

Cuộc họp tại Munich cũng chú trọng đến cuộc nội chiến Syria đang tàn phá đất nước nầy, nay đã gần 6 năm trời.

Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng, các cuộc hòa đàm do Liên hiệp quốc hướng dẫn tại Thụy sĩ là nơi duy nhất để thương thuyết một giải pháp chính trị và chuyển quyền tại Syria.

Ngoại trưởng Thổ Mevlut Cavusoglu nói rằng, các cuộc hội đàm giữa Thổ, Nga, Iran và các phe phái Syria tại thủ đô Astana của Kazakstan, không thể thay thế cho các vụ đối thoại do Liên hiệp quốc điều giải.

"Thế nhưng hiệp ước Astana không bao giờ có thể thay thế cho hiệp định Geneva, Astana là một biện pháp xây dựng niềm tin tốt đẹp, nó cũng tốt để duy trì ngưng bắn và là một bước tiến vững chắc, vì vậy chúng ta cần tái lập hội nghị Geneva".

"Đó là việc chúng ta xem các mối quan hệ cuả chúng ta như thế nào, với Nga là một nước đối tác mậu dịch và chúng ta có nhiều dự án chung, thế nhưng việc đó không có nghĩa là chúng ta đồng ý mọi chuyện với Nga", Ngoại trưởng Thổ Mevlut Cavusoglu nói.

Các cuộc họp tại Geneva sẽ tái nhóm trong tuần nầy, với phe kháng chiến Syria cho biết sẽ tham dự đầy đủ.

Thế nhưng chủ tịch của Liên hiệp Quốc gia Syria là ông Anas el Abdah tranh luận rằng, Tổng thống Syria, ông Bashar al Assad không được nắm quyền.

"Chúng ta cam kết sẽ đến Geneva để thương thuyết về một giải pháp chính trị, vốn chấm dứt cuộc xung đột và dọn đường cho một sự chuyển tiếp thực sự đoàn kết và dẹp tan các nhóm cực đoan khủng bố".

Thế nhưng khi được hỏi về tiến trình hoà bình và việc đánh bại IS còn gọi là Daesh, đặc ủy Liên hiệp quốc về vấn đề Syria, ông Staffan de Mistura đưa ra lời thẩm định thực tế.
 
"Nếu muốn đánh bại Daesh, chúng ta cần một giải pháp chính trị tin cậy, gồm các phe phái tại Syria, mặc dù việc nầy có vẻ phức tạp và xa vời, đó là thử thách mà chúng ta sẽ phải đối diện, trong một vài tuần lễ sắp tới", đặc ủy Liên hiệp quốc về vấn đề Syria, ông Staffan de Mistura nói.




Share