Ô nhiễm không khí được xem là kẻ giết người số 1

Ô nhiễm không khí gây ra bởi việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch đang được xem là kẻ giết người số 1, vượt qua cả việc hút thuốc lá.

An Indian man with his face covered with a cloth walks amid heavy smog in New Delhi, India, 08 November 2017. People in the Indian capital city are struggling with heavily polluted air as air quality hit 'severe levels,' according to reports.

An Indian man with his face covered with a cloth walks amid heavy smog in New Delhi, India, 08 November 2017. Source: EPA

, ô nhiễm không khí hiện đang làm giảm tuổi thọ của một người trung bình khoảng 1.8 năm, trong khi đó những ‘kẻ giết người’ khác như hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ trung bình khoảng 1.6 năm.

Nhiên liệu hóa thạch hiện đang là  nguồn năng lượng chính và chiếm ưu thế trên toàn cầu. Thế nhưng việc đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch không chỉ bào mòn trái đất, gây ô nhiễm không khí nặng nề, mà còn ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe và tuổi thọ của con người.

Điều này đã đưa việc ô nhiễm không khí lên đứng vị trí đầu tiên trong danh sách những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ con người cao nhất, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả những mối đe dọa từ căn bệnh thế kỷ HIV/AID hay chiến tranh.
Average Life Expectancy Lost Per Person
Source: aqli.epic.uchicago.edu
Dựa trên Chỉ số chất lượng không khí và cuộc sống () do Đại học Chicago thực hiện, cư dân sinh sống tại một số khu vực ở Ấn Độ đang phải đối mặt với việc suy giảm đi 11 năm tuổi thọ do mức độ ô nhiễm không khí tại quốc gia này đang ở mức đáng báo động.

Tuổi thọ trung bình của cư dân thuộc khu vực Đông Nam Á – vốn chiếm 1.3 tỷ dân trong dân số thế giới, hiện đang mấp mé ở mức 69 tuổi.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một trang web nhằm cung cấp thông tin cụ thể đến những cư dân quan tâm đến việc ô nhiễm không khí tại khu vực họ sinh sống, có thể lấy đi bao nhiêu năm tuổi thọ của họ.
Air Quality Life Index
Potential Change in Life Expectancy Source: aqli.epic.uchicago.edu
Khi đo mức độ ô  nhiễm trong không khí, các nhà khoa học sẽ dựa trên cách tính ô nhiễm hạt, tức là việc đo từng microgram hạt ô nhiễm trên từng mét khối không khí. Mức tiêu chuẩn mà WHO đặt ra cho chất lượng không khí là mức ô nhiễm hạt chỉ ở tối đa là 10 microgram trên 1 mét khối không khí (µg/m3).

Vật chất hạt này bao gồm ở thể rắn và cả thể lỏng – nó xuất hiện trong bồ hóng, khói, bụi và cả những thứ khác, chúng lơ lửng trong không khí. Khi không khí bị ô nhiễm bởi những hạt này, chúng sẽ xâm nhập vào hệ hô hấp của con người cùng với lượng oxy mà cơ thể hít vào.

Sau đó, chúng di chuyển theo đường hô hấp và vào phổi, nơi mà các thành phần kim loại trên bề mặt của hạt này sẽ ô xy hóa các tế bào trong phổi, làm hư hại DNA của tế bào, làm tăng nguy cơ ung thư.

Việc tương tác giữa các hạt ô  nhiễm này với tế bào phổi cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm, kích thích gây sung, làm chặn luồng không khí đi vào phổi, gây nguy cơ làm nặng thêm các bệnh về phổi, gây khó thở, tắc nghẽn mãn tính.

Ngoài hai tác hại kể trên, chúng còn gây ra rất nhiều tác hại kinh khủng khác lên sức khỏe của con người, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu, ngăn máu lên não hay vào tim.

Theo nghiên cứu 224 quốc gia, Trung Quốc (đứng thứ 4)  và Indonesia (đứng thứ 18) cũng nằm trong số những quốc gia hiện đang có lượng hạt ô nhiễm trong không khí rất cao với mức độ ô nhiễm hạt ở Trung Quốc là 39.5 µg/m3, và ở Indonesia là 21.6 µg/m.
A man wearing a face mask walks in Beijing
China faces about 1.6 million premature deaths a year as a result of air pollution, a report says. (AAP) Source: AAP
Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sinh sống trong khu vực, giảm tuổi thọ của họ vào khoảng 7 năm đối với cư dân ở Trung Quốc, và khoảng 5.5 năm đối với cư dân ở Indonesia.

Ở Việt Nam, mức độ ô nhiễm hạt đang ở 20.4 µg/m3, đứng vị trí 23 trên tổng 224 quốc gia trong bảng khảo sát.

Hiện tại mức độ ô nhiễm hạt ở Úc là 2.6 µg/m3 , đứng vị trí 167 trong bảng khảo sát. 

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 29 November 2018 12:51pm
By Minh Phuong

Share this with family and friends