Người giàu ở Úc ngày càng giàu hơn: lý‎ do vì sao?

Chúng ta luôn nói về sự bất bình đẳng xã hội, khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Có một nguyên nhân căn bản dẫn đến điều này và đang có kêu gọi phải thay đổi.

A graphic with a homeless person in front of protest signs about wealth inequality

Anglicare says the wealthiest Australians now have 90 times more than wealth than those with the least, and the gap is widening yearly. Credit: AAP/SBS News

Key Points
  • Theo Anglicare, những người Úc giàu nhất nắm giữ khối tài sản gấp 90 lần so với những người có ít tài sản nhất.
  • Anglicare cũng phát hiện ra rằng nhóm những người có thu nhập thấp nhất nhận được rất ít lợi ích từ các khoản giảm thuế.
  • Anglicare đang kêu gọi cải tổ thuế lợi vốn (capital gain tax), khấu trừ đầu tư thua lỗ (negative gearing) và tín dụng thuế (franking credits).
Hệ thống thuế của Úc đang thúc đẩy bất bình đẳng về tài sản. Nếu không có những thay đổi đáng kể, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo sẽ tiếp tục gia tăng, một nhóm vận động xã hội cảnh báo.

Một loạt các khoản giảm thuế đang cho phép những người Úc giàu có trở nên giàu có hơn, xây dựng các khoản hưu bổng khổng lồ, danh mục đầu tư bất động sản và đầu tư — trong khi những người có thu nhập từ thấp đến ít ỏi nhận được rất ít lợi ích.

Đó là phát hiện của một báo cáo mới của Anglicare Australia, tổ chức này kêu gọi cải tổ các khoản giảm thuế hào phóng như thuế lợi vốn (capital gain tax), khấu trừ đầu tư thua lỗ (negative gearing) và tín dụng thuế (franking credits), mà theo họ là đang thúc đẩy bất bình đẳng ở Úc.
Dựa trên dữ liệu của Cục Thống kê Úc về bất bình đẳng tài sản trong 20 năm qua, nhóm vận động Anglicare phát hiện ra rằng các khoản giảm thuế cho tiền hưu bổng và đầu tư nhà ở đã cho phép những người Úc giàu nhất nắm giữ số tài sản gấp 90 lần so với những người có ít tài sản nhất.

Ví dụ, tài sản trung bình của nhóm 20% người nắm giữ nhiều tài sản nhất là 3.240.000 đô la trong năm 2019-20.

Con số này so với mức tài sản trung bình của nhóm nằm giữa là 588.000 đô la.

Và gấp 90 lần mức tài sản của nhóm thu nhập thấp nhất chỉ với 36.000 đô la.

Các đặc quyền về thuế dành cho nhà đầu tư bất động sản thúc đẩy bất bình đẳng

Anglicare cho biết một nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng nhà ở và bất bình đẳng về tài sản ở Úc là hệ thống thuế ưu đãi đầu tư đầu cơ vào nhà ở.

Anglicare cho rằng điều này là do khấu trừ thuế và thuế lợi vốn, mà Anglicare cho rằng đã làm gia tăng bất bình đẳng về tài sản bằng cách cung cấp hỗ trợ của chính phủ cho những người giàu có để họ gia tăng tài sản của mình.

Nhóm này cho biết mức chiết khấu thuế lợi vốn 50 phần trăm — có hiệu lực vào năm 1999 — mang lại lợi ích không cân xứng cho những người Úc giàu có hơn, những người có đủ khả năng nắm giữ tài sản trong thời gian dài, cũng như những người có khoản đầu tư lớn có thể giảm thuế thu nhập từ lợi nhuận.

Anglicare cho biết chiết khấu thuế lợi vốn thực sự đã giảm một nửa thuế suất đối với các khoản đầu tư dài hạn.

Để giải quyết những vấn đề này, Anglicare cho biết thuế lợi vốn nên được giảm dần trong 10 năm tới, trong khi nên sử dụng negative gearing (khấu trừ đầu tư thua lỗ) để nhắm mục tiêu đầu tư vào nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ.

Giảm thuế hưu bổng

Anglicare cũng cho biết các đặc quyền thuế hưu bổng quá hào phóng đối với những người có thu nhập cao và không công bằng đối với những người có thu nhập thấp — khiến người nộp thuế thiệt hại 48 tỷ đô la vào năm 2023.

Ví dụ, Anglicare cho biết, một công nhân kiếm được 30.000 đô la mỗi năm không được hỗ trợ thuế cho các khoản đóng góp của chủ lao động trong khi một công nhân khác kiếm được 200.000 đô la mỗi năm tiết kiệm được 32 xu tiền thuế cho mỗi đô la đóng góp.
AussieWealth.jpg
Anglicare cho biết mức thuế đóng góp lương hưu cố định 15 phần trăm nên được thay thế bằng "khoản hoàn lại" cung cấp mức hỗ trợ cho mỗi đô la đóng góp cho những người có thu nhập thấp, tương đương hoặc lớn hơn mức hỗ trợ dành cho những người có thu nhập trung bình và cao.

Riêng biệt, họ cũng muốn cải tổ việc khấu trừ cổ tức, chấm dứt việc hoàn lại tiền mặt cho những người đã cố gắng giảm thuế suất xuống bằng 0 và không phải trả thuế thu nhập.

"Úc đang trở nên bất công và bất bình đẳng hơn", giám đốc điều hành Anglicare Kasy Chambers cho biết.

"Những người kiếm được thu nhập từ công việc đang phải trả nhiều thuế hơn những người kiếm được thu nhập từ tài sản của họ. Điều đó cần phải thay đổi nếu chúng ta muốn hệ thống thuế của công bằng hơn.”

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 


Share
Published 29 August 2024 4:46pm
Updated 29 August 2024 4:48pm
Source: SBS

Share this with family and friends