COVID-19: Bệnh nhưng không triệu chứng phổ biến thế nào và chúng ta có nên lo lắng?

Hai nghiên cứu mới đã tìm thấy một số lượng đáng kể các trường hợp dương tính với coronavirus nhưng không hề có triệu chứng nào. Các chuyên gia cân nhắc xem liệu tất cả chúng ta có nên được xét nghiệm hay không - có triệu chứng hay không.

Victoria records seven new coronavirus cases and two deaths

Source: Getty Images

Highlights
  • Tỉ lệ khác nhau ở các trường hợp nhiễm nhưng không có triệu chứng của COVID-19 khiến các nhà nghiên cứu bối rối.
  • Kêu gọi mọi tiếp xúc trong ổ dịch nên được xét nghiệm bất kể có triệu chứng hay không, nếu không sẽ có trường hợp bị bỏ sót.
  • Cảnh báo các quốc gia chỉ xét nghiệm các trường hợp có triệu chứng, gánh nặng nhiễm bệnh thực sự có thể cao gấp năm lần so với báo cáo hiện nay.
Cho đến bây giờ, tất cả chúng ta đều được cho biết những triệu chứng của COVID-19 cần chú ý gồm từ sốt cao đến ho khan, khó thở hoặc thậm chí mệt mỏi.

Có rất nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia khám phá hiện tượng các trường hợp không có triệu chứng của COVID-19 từ Iceland, Nhật Bản, Trung Quốc và ngay tại Úc.

Trong một công bố trên JAMA Network Open, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng trong số 78 bệnh nhân, 42.3 phần trăm không có triệu chứng nào.

Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu Úc mà Thorax công bố, đã tìm thấy trong số 217 người trên du thuyền Greg Mortimer, hơn tám trong số 10 người có kết quả dương tính với COVID-19 là không có triệu chứng.

Lây nhiễm tiền triệu chứng và không triệu chứng là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã lập biểu đồ cho sự khác biệt giữa hai điều này.

Tiền triệu chứng là khoảng thời gian sau khi tiếp xúc nhưng trước khi các triệu chứng virus xuất hiện.

Nhưng ngay cả khi không có triệu chứng, điều đó có nghĩa là không có lây nhiễm tiềm năng. Đã có những nghiên cứu được ghi nhận về những người có kết quả xét nghiệm dương tính từ một đến ba ngày trước khi họ thể hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Lây truyền không triệu chứng là khi virus lây lan từ một người không có triệu chứng của COVID-19.

Vậy các chuyên gia nghĩ gì về các nghiên cứu gần đây?

Giáo sư Raina MacIntryre, Trưởng Chương trình An toàn Sinh học tại Viện Kirby, cho biết có “đáng kể các bằng chứng cho thấy lây nhiễm không triệu chứng và tiền triệu chứng là phổ biến với COVID-19”.

Bà nhắc tới các nghiên cứu trong các cụm bùng nổ dịch bệnh ở các viện dưỡng lão và các ổ dịch khác “cũng tìm thấy hơn 50 phần trăm hoặc nhiều hơn các trường hợp dương tính là không triệu chứng”.

Đầu tháng Năm, Grant Lodge, một cơ sở chăm sóc người cao niên ở Bacchus Marsh ở Melbourne, chứng kiến một nhân viên không có triệu chứng với kết quả xét nghiệm dương tính.

“Chúng ta không nên tranh luận về vấn đề này nữa. Các tiếp xúc có nguy cơ cao trong các tình huống bùng dịch, cho dù là tiếp xúc với gia đình hoặc trong một ổ dịch kín, nên được xét nghiệm bất kể có triệu chứng hay không, nếu không sẽ có trường hợp bị bỏ sót,” Giáo sư MacInyrte nói.

“Cơ thể mọi người cần 10-14 ngày để tạo kháng thể, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi xét nghiệm nhanh dựa trên kháng thể  chỉ được sử dụng hạn chế trong một đợt bùng phát cấp tính.”

Một số chuyên gia không chắc chắn về bản chất của các trường hợp COVID-19 không triệu chứng.

Sanjaya Senanayake là một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc gia Úc.

Ông đề cập đến nghiên cứu từ Trung Quốc nơi các tác giả kết luận rằng các trường hợp không có triệu chứng có thể đã không tự cô lập vì họ không có triệu chứng.

“[Các nhà nghiên cứu] đã không xem xét liệu có bất kỳ trường hợp thứ cấp nào phát sinh từ họ không,” ông nói.

Vào tháng Hai, phúc trình của Sứ mệnh Chung Trung Quốc và WHO đã tìm thấy hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng trong thời gian xét nghiệm cuối cùng đã phát triển các triệu chứng. Giáo sư Senanayake không chắc chắn liệu những bệnh nhân trong nghiên cứu vừa nêu có tiếp tục bị bệnh hay không.

“Một hạn chế khác ở đây, mà các tác giả chấp nhận, là đánh giá chính xác đến đâu các trường hợp không có triệu chứng. Có thể là mặc dù họ không quá không khỏe mà họ vẫn không cảm thấy đúng 100 phần trăm, ví dụ như họ vẫn ổn khi nghỉ ngơi, nhưng không cảm thấy muốn tập thể dục, v.v.? “

Ông trích dẫn “tỷ lệ khác nhau của các trường hợp không có triệu chứng trong các nghiên cứu khác nhau” tạo ra những hạn chế trong việc hiểu bản chất của các trường hợp COVID-19 không triệu chứng.

Iceland đã tìm thấy 50 phần trăm người có kết quả xét nghiệm dương tính mà không có triệu chứng, 30.8 phần trăm được tìm thấy ở Nhật Bản, trong khi có 80 phần trăm trong một nghiên cứu khác ở Trung Quốc.

“Thật khó để biết cái nào là đúng. Và mặc dù chúng ta đang tiến gần hơn để hiểu tỷ lệ các trường hợp không có triệu chứng của COVID-19, chúng ta vẫn không biết chắc chắn mức độ ảnh hưởng của chúng đối với việc truyền bệnh tiếp theo như thế nào, liệu chúng tạo ra rất nhiều trường hợp thứ cấp hay chỉ một tỷ lệ nhỏ?”

“Nói cách khác, có bốn người mang mầm bệnh không có triệu chứng cho mỗi người bệnh.”

Giáo sư Ivo Mueller là một nhà dịch tễ học tại Viện Nghiên cứu Y khoa Walter and Eliza Hall.

Ông giải thích rằng việc hiểu các bệnh nhiễm trùng không triệu chứng phổ biến đến lây nhiễm COVID-19 không chỉ quan trọng để có được bức tranh rõ ràng hơn về những người tiếp xúc với virus mà còn “sẽ ảnh hưởng đến dự đoán của chúng ta về đại dịch COVID-19 có thể phát triển trong những tháng tới”.

“Và những can thiệp nào là quan trọng nhất để ngăn chặn làn sóng thứ hai của các ca nhiễm và sự thiệt mạng,” ông nói.

Nghiên cứu trên tàu du lịch Greg Mortimer, có 96 hành khách Úc, đã tìm thấy trong số 217 người trên tàu, 128 người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Trong số những người nhiễm virus, 104 người không có triệu chứng – tức là 81 phần trăm các trường hợp được xét nghiệm dương tính.

“Nói cách khác, có bốn người mang mầm bệnh không triệu chứng cho mỗi hành khách bị bệnh. Nếu cùng một mô hình được lặp lại ở nơi khác, điều này có nghĩa là ở các quốc gia chỉ kiểm tra các trường hợp có triệu chứng, gánh nặng nhiễm bệnh thực sự có thể cao gấp năm lần so với báo cáo hiện nay,” Giáo sư Mueller nói.

Giáo sư Mueller nói rằng việc tìm ra “sự lây nhiễm thực sự của những người mang mầm bệnh không triệu chứng ở mọi lứa tuổi lúc này phải là một ưu tiên cấp bách”.
Mọi người phải giữ khoảng cách với nhau ít nhất 1.5 mét. Hãy kiểm tra quy định theo tiểu bang bạn ở để biết giới hạn được tập trung tối đa bao nhiêu người.

Xét nghiệm coronavirus nay được mở rộng khắp nước Úc. Nếu bạn thấy có triệu chứng cảm hoặc cúm, hãy thu xếp để được xét nghiệm, bằng cách gọi đến bác sĩ của bạn hoặc liên lạc với với đường dây nóng của Thông tin Y tế Quốc gia về Coronavirus tại số điện thoại 1800 020 080.

App kiểm soát sự lây lan của COVID-19 do chính phủ ban hành, có tên là COVIDSafe, nay đã sẵn sàng để bạn download về máy điện thoại của mình.

SBS cam kết đưa tin đến nhiều cộng đồng đa dạng về tình hình mới nhất của COVID-19. Những tin tức và thông tin cần thiết nay được loan với 63 ngôn ngữ tại .

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 1 June 2020 4:11pm
By Ahmed Yussuf

Share this with family and friends