Apple bị phạt 9 triệu đô la vì đưa thông tin sai lệch cho khách hàng có iPhone và iPad bị lỗi

Tòa án Liên Bang đã ra quyết định phạt Apple 9 triệu đô la vì đã đưa ra những tuyên bố và thông tin sai lệch, làm cho người tiêu dùng hiểu sai về quyền lợi của họ khi họ sở hữu những chiếc iPhone hoặc iPad bị lỗi.

The logo of Apple Inc. is pictured at an Apple Store.

The logo of Apple Inc. is pictured at an Apple Store. Source: AAP

Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc (ACCC) đưa trường hợp này của Apple Hoa Kỳ cũng như công ty con của Apple tại Úc là Apple Pty Ltd, trình lên Tòa Án Liên Bang, sau khi họ tiến hành các cuộc điều tra về khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến ‘lỗi 53’.

Lỗi này đã vô hiệu hóa một số iPhone và iPad sau khi khách hàng tải xuống bản cập nhật cho hệ thống điều hành iOS của Apple.

Nhà khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ này đã thừa nhận rằng họ đã đưa thông tin sai lệch cho ít nhất 275 khách hàng Úc, bằng việc thông báo cho người tiêu dùng rằng thiết bị của họ không còn hưởng quyền sửa chữa hoặc thay thế từ Apple, nếu như thiết bị của họ đã từng được sửa chữa bởi một bên thứ ba.

Apple đã thông báo các thông tin này từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016 trên trang web chính thức của công ty tại Hoa Kỳ, trong cửa hàng bán lẻ Apple và trên các cuộc gọi điện thoại của dịch vụ chăm sóc khách hàng.

“Về mặt pháp lý, nếu một sản phẩm bị lỗi thì khách hàng có quyền đưa đến sửa chữa hoặc đổi thiết bị mới dựa trên luật của Người tiêu dùng Úc, thậm chí là có trường hợp được hoàn tiền,” Ủy viên của ACCC Sarah Court cho biết.

“Các đại diện của Apple đã khiến cho khách hàng tin rằng họ sẽ bị từ chối quyền được sửa chữa hoặc thay thế thiết bị bị lỗi của họ nếu họ đã từng sử dụng dịch vụ sửa chữa của bên thứ ba trước đây.”

“Tòa án đã tuyên bố sự thật rằng nếu một thiết bị iPhone hoặc iPad đã từng qua sửa chữa bởi một bên thứ ba nào đó mà không phải Apple, thì nó cũng không thể dẫn đến kết quả là người tiêu dùng không được hưởng quyền bảo đảm của họ, hoặc quyền được sữa chữa của người tiêu dùng hoàn toàn bị vô hiệu lực.

“Các công ty quốc tế phải đảm bảo các chính sách hoàn trả của họ tuân thủ Luật Người tiêu dùng Úc, hoặc họ sẽ phải đối mặt với ACCC,” bà Court cho biết.

Apple cũng từng bị cáo buộc rằng họ đã cung cấp iPhone và iPad cũ, được tân trang lại dùng làm thiết bị thay thế cho khách hàng.

ACCC cho biết Apple sẽ cam kết cung cấp các thiết bị mới để thay thế nếu người tiêu dùng yêu cầu.

Thông tin vẫn còn được cập nhật.

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 19 June 2018 11:20am
Updated 19 June 2018 11:57am
By Minh Phuong

Share this with family and friends