1.3 triệu người Úc từng gian lận bảo hiểm

Kate, 28 tuổi, một cô gái sống ở Sydney, đang đi nghỉ hè ở Châu Âu và cần thêm một khoản tiền để thỏa mãn thú vui du lịch. Cô nghĩ ra cách báo với cảnh sát rằng túi của cô đã bị mất cắp và dùng giấy tờ đó để gian lận tiền bảo hiểm du lịch với công ty của cô. Sau đó cô được bồi hoàn $4000...

insurance word on business folder showing risk management concept

insurance word on business folder showing risk management concept Source: Getty Images

Khi Kate nói dối về việc chiếc ba lô của cô bị mất cắp ở nước ngoài để có thể đòi bồi thường bảo hiểm du lịch, cô thậm chí không bao giờ nghĩ rằng đây là một hành động ăn cắp và vi phạm luật pháp.

Kate, 28 tuổi, một cô gái sống ở Sydney, đang đi nghỉ hè ở Châu Âu và cần thêm một khoản tiền để thỏa mãn thú vui du lịch. Cô nghĩ ra cách báo với cảnh sát rằng túi của cô đã bị mất cắp và dùng giấy tờ đó để gian lận tiền bảo hiểm du lịch với công ty của cô.

Cô khai báo rằng máy tính xách tay, điện thoại, máy ảnh và ví đều bị đánh cắp. Sau đó, Kate đã nhận được khoản thanh toán bồi thường khoảng 4.000 đô la từ công ty cung cấp bảo hiểm du lịch của cô.

Cô nói với news.com.au rằng: “Tất nhiên tôi cảm thấy hành động này hơi xấu, nhưng tôi không bao giờ nghĩ đây là hành vi ăn cắp cả, họ  là một công ty bảo hiểm lớn mà".
"Tôi trả rất nhiều tiền cho công ty bảo hiểm, vì vậy tôi không cảm thấy chuyện này tệ hại lắm. Tôi tự biện minh cho hành động này của mình bằng suy nghĩ rằng các công ty bảo hiểm đã “vắt kiệt” túi tiền của người tiêu thụ chúng tôi bằng cách tính phí rất cao”.
"Tôi không nghĩ rằng tôi đang làm tổn thương ai ai cả. Tôi chỉ  coi đây là một cách để lấy lại tiền của mình từ một công ty lớn."

Trong trường hợp này, Kate đã tự coi mình là nạn nhân của một hành vi phạm pháp.

Thế nhưng không may, câu chuyện của Kate không phải là duy nhất.

, 1.3 triệu người Úc đã phạm sai lầm trong việc xin bồi hoàn bảo hiểm tại một số thời điểm trong cuộc đời của họ.

Cuộc khảo sát với những người trưởng thành tiết lộ có 7% người có hợp đồng bảo hiểm đã nói dối về đơn xin bồi hoàn bảo hiểm, với 17% người trẻ thuộc thế hệ sinh ra trong những năm 80- 90; so với chỉ có 1% những người thuộc thế hệ 5x, 6x.

Nghiên cứu cho thấy những người Úc có xu hướng nói dối khi đòi tiền bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ.

NSW là tiểu bang có nhiều vụ đòi bảo hiểm bất hợp pháp nhiều nhất trên toàn quốc, một trong số 10 người thừa nhận từng lừa tiền bảo hiểm, 9% nam giới chấp nhận gian lận bảo hiểm so với 6% phụ nữ làm việc này.

Chuyên gia bảo hiểm Finder.com.au Bessie Hassan cho biết đây là một xu hướng đáng lo ngại.

Bà nói: "Thậm chí nếu việc nói ra sự thật có thể làm tăng phí bảo hiểm thường niên, chúng ta cũng nên chấp nhận những chi phí này vì việc bị phát hiện có thể mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

"Các công ty bảo hiểm thường yêu cầu các nhân viên điều tra  của họ kiểm tra các trường hợp xin bồi hoàn bảo hiểm, vì vậy có thể họ sẽ phát hiện ra quý vị đã nói dối, tất nhiên những yêu cầu bồi thường không trung thực sẽ bị từ chối.

“Việc nói dối có thể liên quan đến cung cấp thông tin sai lệch về tình trạng của đồ vật, xe cộ, khai man tuổi, do đó mọi khoản tiền bồi hoàn đều có thể bị đòi lại khi công ty bảo hiểm phát hiện ra”.

Bà Hassan cho rằng có nhiều cách giảm phí bảo hiểm và tiết kiệm tiền mà không cần phải “lừa đảo” hay “dối trá”.

Bà khuyến khích người tiêu thụ so sánh một loạt các loại bảo hiểm khác nhau trên mạng trước khi đăng ký để xem liệu hãng bảo hiểm mà quý vị chọn có giảm giá khi mua trực tuyến hay không.

Một số thương hiệu bảo hiểm đưa ra các hình thức giảm giá, khuyến mãi khi khách hàng mua nhiều loại bảo hiểm với họ, hoặc được giảm mức giá  cạnh tranh hơn trước khi chuyển sang các công ty bảo hiểm khác.

Share
Published 8 December 2017 5:29pm
Updated 8 December 2017 5:45pm
By Bích Ngọc


Share this with family and friends